Ngôi làng nhỏ, hẻo lánh trên đảo Shikoku của Nhật Bản được gọi là "ngôi làng người chết hiện hình", bởi khắp nơi trên đảo là búp bê giống hệt người đã chết.
Đây là hòn đảo vốn buồn tẻ, hoang vắng, ảm đạm, bởi dân cư dần chuyển đi nơi khác để kiếm kế sinh nhai. Làng chỉ còn lại vài chục người, chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ nhỏ sinh sống. Thế nhưng, ngày nay ngôi làng dần trở lại đông đúc với đúng quang cảnh, nhịp sống xưa kia, bởi… "người chết sống lại". Ý tưởng kỳ quái này là của bà Ayano Tsukimi, vốn là một người sinh ra, lớn lên ở hòn đảo này. Sau một thời gian rời xa làng làm ăn sinh sống, khi trở về làng, bao ký ức cứ ùa về, những người thân, láng giềng và cả những người bà quen biết cứ hiện lên trong đầu.Phần lớn những người bà quen biết đã bỏ đi nơi khác, số còn lại chết do già yếu, bệnh tật. Có một điều gì đó khó tả, ngày đêm thúc giục, khiến bà đứng ngồi không yên. Bà có cảm giác như mắc nợ mảnh đất này. Từ đó, bà có ý nghĩ muốn tái hiện lại cuộc sống của người dân nơi đây bằng những con búp bê. Kể từ đó bà miệt mài tạo ra những con búp bê có kích thước, khuôn mặt bằng với người thật. Mỗi búp bê đều có khuôn mặt, tính cách, việc làm riêng của mình Tất cả cuộc sống của những người đã khuất được tái hiện lại một cách sinh động nhưng đầy ma mị. Những người đã chết "hiện về" dưới hình hài, dáng vẻ của những người nộm. Những hình nộm được bà Ayano Tsukimi làm từ chất liệu như rơm, vải vụn, bông và quần áo cũ. Những lớp học chật kín học sinh, đội ngũ giáo viên, nhân viên lấp đầy ngôi trường bị bỏ hoang do thiếu thốn. Những người đàn bà túm tụm ngồi trò chuyện dưới gốc cây… Người đàn ông ngày đêm kiên trì đợi cá cắn câu... hiện hữu đến rợn người. Cứ mỗi khi có ai đó mất đi, bà lại thay thế bằng những hình nộm với khuôn mặt của người đó. Hiện "dân số" của làng đã tăng trở lại gần 400 "người". Trong khi dân số sống thực của làng chỉ có 37 người. Việc ngôi làng đột ngột tăng "dân số" trở lại trong những năm gần đây đã trở thành hiện tượng lạ, thu hút rất nhiều du khách tham quan. Không ít người cảm thấy thích thú với những người "sống" tại ngôi làng. Nhưng có rất nhiều khách không dám ra đường vào buổi tối vì những hình người ma quái đung đưa trong đêm.
Ngôi làng nhỏ, hẻo lánh trên đảo Shikoku của Nhật Bản được gọi là "ngôi làng người chết hiện hình", bởi khắp nơi trên đảo là búp bê giống hệt người đã chết.
Đây là hòn đảo vốn buồn tẻ, hoang vắng, ảm đạm, bởi dân cư dần chuyển đi nơi khác để kiếm kế sinh nhai. Làng chỉ còn lại vài chục người, chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ nhỏ sinh sống.
Thế nhưng, ngày nay ngôi làng dần trở lại đông đúc với đúng quang cảnh, nhịp sống xưa kia, bởi… "người chết sống lại".
Ý tưởng kỳ quái này là của bà Ayano Tsukimi, vốn là một người sinh ra, lớn lên ở hòn đảo này.
Sau một thời gian rời xa làng làm ăn sinh sống, khi trở về làng, bao ký ức cứ ùa về, những người thân, láng giềng và cả những người bà quen biết cứ hiện lên trong đầu.
Phần lớn những người bà quen biết đã bỏ đi nơi khác, số còn lại chết do già yếu, bệnh tật.
Có một điều gì đó khó tả, ngày đêm thúc giục, khiến bà đứng ngồi không yên. Bà có cảm giác như mắc nợ mảnh đất này.
Từ đó, bà có ý nghĩ muốn tái hiện lại cuộc sống của người dân nơi đây bằng những con búp bê.
Kể từ đó bà miệt mài tạo ra những con búp bê có kích thước, khuôn mặt bằng với người thật. Mỗi búp bê đều có khuôn mặt, tính cách, việc làm riêng của mình
Tất cả cuộc sống của những người đã khuất được tái hiện lại một cách sinh động nhưng đầy ma mị.
Những người đã chết "hiện về" dưới hình hài, dáng vẻ của những người nộm.
Những hình nộm được bà Ayano Tsukimi làm từ chất liệu như rơm, vải vụn, bông và quần áo cũ.
Những lớp học chật kín học sinh, đội ngũ giáo viên, nhân viên lấp đầy ngôi trường bị bỏ hoang do thiếu thốn.
Những người đàn bà túm tụm ngồi trò chuyện dưới gốc cây…
Người đàn ông ngày đêm kiên trì đợi cá cắn câu... hiện hữu đến rợn người.
Cứ mỗi khi có ai đó mất đi, bà lại thay thế bằng những hình nộm với khuôn mặt của người đó.
Hiện "dân số" của làng đã tăng trở lại gần 400 "người". Trong khi dân số sống thực của làng chỉ có 37 người.
Việc ngôi làng đột ngột tăng "dân số" trở lại trong những năm gần đây đã trở thành hiện tượng lạ, thu hút rất nhiều du khách tham quan.
Không ít người cảm thấy thích thú với những người "sống" tại ngôi làng. Nhưng có rất nhiều khách không dám ra đường vào buổi tối vì những hình người ma quái đung đưa trong đêm.