Uống bia và uống sữa cùng lúc có nguy hiểm không?

Google News

Bia là đồ uống giải khát được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, để tăng sự phong phú, nhiều người còn kết hợp giữa bia và một số đồ uống khác, trong đó có sữa.

Uống bia kết hợp với sữa được không?

Trong thời gian gần đây, nhiều người khá yêu thích việc uống sữa với bia. Cả sữa và bia đều là loại đồ uống nếu biết dùng đúng cách, đúng liều lượng sẽ rất tốt cho sức khỏe. Sữa đặc có chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể với các thành phần như protein, chất béo, sữa bò, đường. Còn bia chứa nhiều vitamin cần thiết thuộc nhóm vitamin B-complex cho cơ thể.

Hiện chưa có bất cứ nghiên cứu nào cho biết việc kết hợp bia với sữa đặc sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, do vậy bạn hoàn toàn có thể sử dụng loại đồ uống này.

Uong bia va uong sua cung luc co nguy hiem khong?

Bia và sữa có thể kết hợp uống cùng nhau.

Uống sữa với bia có tác dụng gì?

Giúp tăng cân

Lý do là vì sữa đặc và bia cung cấp nhiều năng lượng, hơn nữa, bia còn tạo cảm giác thèm ăn, khiến chúng ta ăn ngon miệng hơn. Nếu bạn đang muốn tăng cân thì hãy thử uống bia với sữa, bạn sẽ thấy cân nặng được tăng lên đáng kể đó. Tuy nhiên cũng nên uống với liều lượng quá nhiều bởi đồ uống này chứa nhiều đường và cồn. Lạm dụng quá sẽ khiến cơ thể bị tiểu đường, ảnh hưởng đến gan.

Chỉ nên áp dụng phương pháp này trong vòng 1 tháng. Sau khi cân nặng đã được như ý muốn thì hãy kết hợp thêm cùng với nhiều loại thực phẩm khác nhau vào chế độ ăn hằng ngày để chất dinh dưỡng được bổ sung đầy đủ và đa dạng hơn nhé.

Giúp xương chắc khỏe

Bia có chứa hàm lượng silicon cao, một hợp chất tốt cho sức khỏe xương, tăng mật độ khoáng của xương và cải thiện sức khỏe của xương. Trong khi đó sữa đặc cũng chứa nhiều canxi và vitamin D tác dụng làm chắc khỏe xương răng, phòng chống loãng xương hiệu quả.

Làm đẹp da

Uống sữa với bia liều lượng vừa phải sẽ tốt cho da của bạn vì trong bia có chứa vitamin và men, sữa đặc cũng chứa nhiều dưỡng chất giúp cung cấp độ ẩm cho da và duy trì sự cân bằng độ pH của da.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Theo Trường Y tế Công cộng Harvard, sử dụng bia có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim khoảng 20% đến 40%. Điều này chủ yếu là do chất xơ hòa tan có trong bia giúp giảm cholesterol xấu (LDL) trong máu. Thường xuyên uống một ít bia sẽ làm tăng mức cholesterol, do đó làm giảm nguy cơ xơ cứng động mạch và máu đặc lại, nguyên nhân chính gây ra các cơn đau tim.

Ngoài ra, trong bia còn có polyphenol, là chất chống oxy hóa tốt cho tim mạch.

Uống sữa với bia như thế nào? Cách pha chế?

Cách pha chế sữa với bia rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị một chiếc cốc, 1 lon bia và 1 hộp sữa ông đặc Ông Thọ. Bạn rót bia vào ½ cốc, sau đó cho 2 - 4 thìa sữa ông thọ (điều chỉnh lượng sữa cho phù hợp với khẩu vị của bạn). Sau đó lấy thìa hoặc đũa khuấy thật đều.

Khi pha bia với sữa uống vào sẽ có một vị hơi chua, bởi nó có tính axit mạnh nên trung hòa điện tích âm trên các casein được nhóm lại thành các mixen. Các mixen này sẽ không phân bố đều trong chất lỏng mà bắt đầu nhóm lại với nhau theo số lượng ngày càng lớn. Khi ấy ta sẽ thấy sữa bị vón thành từng cục nhỏ.

Mỗi ngày chỉ nên uống 1 cốc bia với sữa, nên uống sau ăn khoảng nửa tiếng là tốt nhất.

Uong bia va uong sua cung luc co nguy hiem khong?-Hinh-2

Bia với sữa ông thọ kết hợp uống với nhau cực ngon.

Phụ nữ sau sinh uống sữa với bia được không?

Nhiều mẹ bỉm sữa thường truyền tai nhau rằng sau sinh uống bia với sữa đặc sẽ lợi sữa, có nhiều sữa cho con bú. Liệu có đúng như vậy?

Thực tế thì sữa đặc chứa nhiều vitamin B1, A, D, phụ nữ sau sinh uống sữa đặc pha với nước ấm sẽ giúp gia tăng lượng sữa mẹ đáng kể. Thế nhưng với bia thì không. Các bác sĩ đều khuyến cáo trong thời gian mang thai và cho con bú thì phụ nữ nên tránh xa các thức uống có chứa cồn như rượu bia vì chất kích thích trong bia sẽ tiết vào sữa mẹ, khi trẻ bú làm ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, trí não của trẻ, tác động xấu đến gan (bởi chức năng gan của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, chưa đào thải được các độc tố ra khỏi cơ thể). Ngoài ra, nếu 4 giờ trước khi cho con bú, người mẹ dùng rượu bia sẽ ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của trẻ, bởi chất cồn có trong bia rượu sẽ có tác động xấu đến não và gây mê khiến giấc ngủ của trẻ mê man như người say rượu.

Mẹo tắm trắng từ bia với sữa

Kết hợp 2 nguyên liệu bia và sữa sẽ giúp làn da trắng hơn, kháng khuẩn, tẩy tế bào chết, mịn màng.

Chỉ cần thực hiện theo các bước dưới đây, làn da của bạn sẽ được cải thiện trông thấy.

Công thức tắm trắng từ bia và sữa tươi

Nguyên liệu:

- 2 lon bia

- 2 bịch sữa tươi không đường

Cách thực hiện:

- Đầu tiên bạn cần đổ bia vào chậu nhỏ để trong khoảng 30 phút để bia bay hết gas.

- Tiếp đó thêm sữa vào và trộn đều để tạo lên hỗn hợp dạng lỏng.

- Trước khi bôi lên da bạn cần làm sạch và tẩy da chết của cơ thể, tạo điều kiện cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng vào trong tế bào da.

- Sau khi hoàn thành các bước trên, bạn thoa hỗn hợp trên lên da và massage nhẹ nhàng khoảng 20 phút rồi tắm lại bằng nước sạch là được.

- Đây là công thức cơ bản nhất dành cho các bạn không có quá nhiều thời gian cho liệu trình tắm trắng. Với các đặc tính cơ bản từ sữa và bia được kể trên thì công thức này vẫn giúp bạn nâng tông da với mức độ áp dụng thường xuyên.

- Ngoài ra nhớ dưỡng ẩm mỗi tối và bảo vệ da bằng kem chống nắng mỗi ngày cũng là cách giúp bạn chăm sóc làn da tốt hơn.

Uong bia va uong sua cung luc co nguy hiem khong?-Hinh-3

Công thức tắm trắng bằng bia và sữa tươi cùng với muối biển

Nguyên liệu:

- 1 lon bia

- 2 thìa muối biển

- 200ml sữa tươi không đường

Cách thực hiện:

- Trước hết bạn cần àm sạch da với sữa tắm và nước ấm.

- Sau đó dùng một tô lớn trộn đều các thành phần có ở trên thành hỗn hợp tắm trắng da dạng lỏng.

- Sử dụng hỗn hợp lên toàn bộ cơ thể sau khi đã làm sạch để các chất dinh dưỡng hấp thụ vào da.

- Sau khoảng 20 phút, bạn tắm sạch lại bằng nước lạnh là hoàn thành.

Lưu ý khi tắm trắng với bia và sữa tươi: Bạn nên tắm 2-3 lần/ tuần. Không nên tắm hàng ngày vì bia chứa cồn dùng quá nhiều có thể gây kích ứng da.

Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu ý các điều sau khi sử dụng cách tắm trắng này:

Theo Thùy Dương/Thuơng Hiệu và Pháp Luật

>> xem thêm

Bình luận(0)