Xã Tân Hóa (huyện Minh Hóa, Quảng Bình) là vùng rốn lũ của sông Rào Nậy. Nơi đây có 668 hộ thì tất cả nhà cửa đều chìm trong nước.Nhà nào nông nhất cũng ngập 2 m, cao nhất đến 6 m, hơn cả nóc.Đã quá quen với cảnh lũ về ở Quảng Bình, các gia đình ở đây cứ mỗi khi nghe tin mưa to, có bão là lại lục đục dọn đồ lên gác sát mái nhà để trú.Bé Hà (học sinh lớp 7) cho biết em sợ khi phải sống trên nóc nhà."Đêm cháu không ngủ được vì tiếng mưa gõ liên tục trên mái ngói. Cháu lúc nào cũng lo nước ngập lên đến chỗ nằm, rồi không có gì ăn như trận lụt năm 2010", Hà nói.Ông Ngô Thanh Đá, Chủ tịch UBND xã Tân Hóa cho biết địa phương đang rất khó khăn về lương thực và nước uống bởi con đường duy nhất vào xã đã ngập sâu. Số lượng thuyền ít ỏi không đủ khả năng vận chuyển.Tuy vậy, tính mạng của người dân cơ bản được đảm bảo bởi xã có đến 320 hộ đã làm được nhà nổi để trú ẩn khi nước dâng quá xà nhà. Bên cạnh đó, xã đã được đầu tư 5 tỷ đồng để xây hai nhà trú ẩn cho khoảng 400 người, chủ yếu là các cụ già, trẻ em và phụ nữ có thai.Những gia đình có nhà nổi thì dùng nơi này làm nơi trú ẩn. Do chuẩn bị trước nên nhiều người có đủ lương thực để ăn.Tuy nhiên, nước uống thì rất thiếu vì xung quanh là nước bẩn.Mối lo lớn nhất là khi nước chưa kịp rút mà cơn bão số 7 đã về. Khi đó, những nhà nổi này sẽ bị rung lắc mạnh, rất nguy hiểm.Ở xã có ông Thái Xuân Năng (63 tuổi) bị lũ cuốn trôi khi đi qua đập tràn đúng lúc lũ về. Ba ngày qua, gia đình, các cơ quan chức năng đã ra sức tìm kiếm nhưng chưa thể tìm thấy thi thể ông Năng.Anh Thái Văn Tuyên, con trai ông Năng làm ăn ở Thanh Hóa, nghe tin bố mất lập tức trở về. Tuy nhiên khi đến Ba Đồn thì bị ngập không thể đi tiếp. Anh phải ngủ lại đó hai đêm đến tận sáng 16/10 mới tới nhà mình.Không có nhà nổi, nước lại ngập quá nóc nhà, ông Thái Bình (55 tuổi) lại bị tai biến không thể đi lại. Con trai phải cõng ông lên tầng 3 của trường tiểu học để tránh lũ.Trường tiểu học lúc cao điểm cũng bị ngập gần hết tầng 1.Bé Trương Thị Ngà (7 tuổi), học sinh trường Tiểu học Tân Hóa không thể đi học nên tự làm bài khi nằm trên sàn tầng 3 của chính ngôi trường đang theo học.Con người khó khăn, những vật nuôi tại đây cũng bấp bênh. Một chú chó phải nằm ngoài trời và nhịn đói mấy ngày nay.Chú nghé không kịp đi tránh lũ đã chết trên tấm ván trước nhà vì không có thức ăn và mưa lạnh.Trong ngày 16/10, nước bắt đầu rút, người dân bắt đầu lau dọn nhà cửa để ổn định cuộc sống. Trước mắt họ là nỗi lo khi 2-3 ngày tới, cơn bão số 7 rất có thể sẽ ập về.
Xã Tân Hóa (huyện Minh Hóa, Quảng Bình) là vùng rốn lũ của sông Rào Nậy. Nơi đây có 668 hộ thì tất cả nhà cửa đều chìm trong nước.
Nhà nào nông nhất cũng ngập 2 m, cao nhất đến 6 m, hơn cả nóc.
Đã quá quen với cảnh lũ về ở Quảng Bình, các gia đình ở đây cứ mỗi khi nghe tin mưa to, có bão là lại lục đục dọn đồ lên gác sát mái nhà để trú.
Bé Hà (học sinh lớp 7) cho biết em sợ khi phải sống trên nóc nhà.
"Đêm cháu không ngủ được vì tiếng mưa gõ liên tục trên mái ngói. Cháu lúc nào cũng lo nước ngập lên đến chỗ nằm, rồi không có gì ăn như trận lụt năm 2010", Hà nói.
Ông Ngô Thanh Đá, Chủ tịch UBND xã Tân Hóa cho biết địa phương đang rất khó khăn về lương thực và nước uống bởi con đường duy nhất vào xã đã ngập sâu. Số lượng thuyền ít ỏi không đủ khả năng vận chuyển.
Tuy vậy, tính mạng của người dân cơ bản được đảm bảo bởi xã có đến 320 hộ đã làm được nhà nổi để trú ẩn khi nước dâng quá xà nhà. Bên cạnh đó, xã đã được đầu tư 5 tỷ đồng để xây hai nhà trú ẩn cho khoảng 400 người, chủ yếu là các cụ già, trẻ em và phụ nữ có thai.
Những gia đình có nhà nổi thì dùng nơi này làm nơi trú ẩn. Do chuẩn bị trước nên nhiều người có đủ lương thực để ăn.
Tuy nhiên, nước uống thì rất thiếu vì xung quanh là nước bẩn.
Mối lo lớn nhất là khi nước chưa kịp rút mà cơn bão số 7 đã về. Khi đó, những nhà nổi này sẽ bị rung lắc mạnh, rất nguy hiểm.
Ở xã có ông Thái Xuân Năng (63 tuổi) bị lũ cuốn trôi khi đi qua đập tràn đúng lúc lũ về. Ba ngày qua, gia đình, các cơ quan chức năng đã ra sức tìm kiếm nhưng chưa thể tìm thấy thi thể ông Năng.
Anh Thái Văn Tuyên, con trai ông Năng làm ăn ở Thanh Hóa, nghe tin bố mất lập tức trở về. Tuy nhiên khi đến Ba Đồn thì bị ngập không thể đi tiếp. Anh phải ngủ lại đó hai đêm đến tận sáng 16/10 mới tới nhà mình.
Không có nhà nổi, nước lại ngập quá nóc nhà, ông Thái Bình (55 tuổi) lại bị tai biến không thể đi lại. Con trai phải cõng ông lên tầng 3 của trường tiểu học để tránh lũ.
Trường tiểu học lúc cao điểm cũng bị ngập gần hết tầng 1.
Bé Trương Thị Ngà (7 tuổi), học sinh trường Tiểu học Tân Hóa không thể đi học nên tự làm bài khi nằm trên sàn tầng 3 của chính ngôi trường đang theo học.
Con người khó khăn, những vật nuôi tại đây cũng bấp bênh. Một chú chó phải nằm ngoài trời và nhịn đói mấy ngày nay.
Chú nghé không kịp đi tránh lũ đã chết trên tấm ván trước nhà vì không có thức ăn và mưa lạnh.
Trong ngày 16/10, nước bắt đầu rút, người dân bắt đầu lau dọn nhà cửa để ổn định cuộc sống. Trước mắt họ là nỗi lo khi 2-3 ngày tới, cơn bão số 7 rất có thể sẽ ập về.