Ba quan chức Mỹ giấu tên ngày 3/9 cho biết, nhiều khả năng tên lửa hành trình không đối đất tầm xa Liên quân (JASSM) AGM-158 sẽ có trong gói vũ khí viện trợ cho Ukraine được công bố vào mùa thu năm nay, song Washington chưa đưa ra quyết định chính thức.Các quan chức này cho biết tiến trình chuyển giao tên lửa JASSM AGM-158 có thể mất vài tháng, do Mỹ phải giải quyết một số vấn đề kỹ thuật.Họ kỳ vọng tên lửa JASSM sẽ thay đổi đáng kể cục diện chiến trường, khi đưa nhiều vùng lãnh thổ của Nga vào tầm bắn. Nga chưa bình luận về thông tin trên.Việc chuyển giao JASSM, nếu được tiến hành, sẽ là một bước nữa trong quá trình leo thang hỗ trợ quân sự đang diễn ra của Mỹ cho Ukraine.Tầm bắn 370 km của tên lửa sẽ cho phép các lực lượng Ukraine nhắm mục tiêu vào các địa điểm xa phía sau phòng tuyến của Nga, tăng tính linh hoạt trong hoạt động và giảm rủi ro cho máy bay của Ukraine.Trong khi đó, Ukraine đã yêu cầu tên lửa tầm xa trong nhiều tháng, viện dẫn nhu cầu chống lại các cuộc không kích của Moscow được thực hiện từ bên trong lãnh thổ Nga.Hiện tại, Mỹ đang duy trì các hạn chế việc Ukraine sử dụng vũ khí do nước này cung cấp để tấn công bên trong Nga, dù Kiev đã nhiều lần xin dỡ bỏ.Chính quyền Tổng thống Biden vẫn duy trì cách tiếp cận thận trọng đối với các yêu cầu này từ phía Ukraine, lưu ý đến những tác động tiềm ẩn của việc nới lỏng các hạn chế.Nếu Ukraine nhận được JASSM, tên lửa hành trình này có thể tăng cường đáng kể khả năng tấn công các mục tiêu chiến lược sâu bên trong nước Nga.Các mục tiêu chiến lược có thể bao gồm cơ sở hạ tầng quan trọng đối với các hoạt động quân sự của Nga, chẳng hạn như cầu Eo biển Kerch, rất cần thiết để vận chuyển hàng tiếp tế đến Crimea.JASSM (Tên lửa hành trình không đối đất tầm xa chung) là tên lửa hành trình có khả năng phóng từ nhiều bệ phóng khác nhau, bao gồm máy bay ném bom như B-1 Lancer, B-2 Spirit và B-52 Stratofortress.Nó cũng có thể được phóng từ máy bay chiến đấu F-15E Strike Eagle và F-16 Fighting Falcon.Tên lửa này mang đầu đạn xuyên giáp WDU-42/B nặng 450 kg và được dẫn đường bằng sự kết hợp của hệ thống dẫn đường quán tính (INS), GPS và đầu dò hồng ngoại để dẫn đường ở giai đoạn cuối, từ đó gia tăng độ chính xác cực cao khi tấn công mục tiêu.Một phiên bản tiên tiến hơn, AGM-158B JASSM-ER (Tầm hoạt động mở rộng), đã được giới thiệu vào năm 2014. Biến thể này có tầm hoạt động hơn 925 km, cũng đang được Mỹ sản xuất.JASSM-ER chia sẻ 70% phần cứng và 95% phần mềm với JASSM ban đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích hợp và sản xuất.Chương trình JASSM đã gặp phải những thách thức và sự chậm trễ về mặt kỹ thuật, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển và thử nghiệm ban đầu.Tuy nhiên, những cải tiến sau đó đã dẫn đến việc cho ra một loại tên lửa cực kỳ hiệu quả, một số quốc gia bao gồm Úc, Phần Lan, Nhật Bản và Ba Lan cũng đã đặt mua loại tên lửa này.
Ba quan chức Mỹ giấu tên ngày 3/9 cho biết, nhiều khả năng tên lửa hành trình không đối đất tầm xa Liên quân (JASSM) AGM-158 sẽ có trong gói vũ khí viện trợ cho Ukraine được công bố vào mùa thu năm nay, song Washington chưa đưa ra quyết định chính thức.
Các quan chức này cho biết tiến trình chuyển giao tên lửa JASSM AGM-158 có thể mất vài tháng, do Mỹ phải giải quyết một số vấn đề kỹ thuật.
Họ kỳ vọng tên lửa JASSM sẽ thay đổi đáng kể cục diện chiến trường, khi đưa nhiều vùng lãnh thổ của Nga vào tầm bắn. Nga chưa bình luận về thông tin trên.
Việc chuyển giao JASSM, nếu được tiến hành, sẽ là một bước nữa trong quá trình leo thang hỗ trợ quân sự đang diễn ra của Mỹ cho Ukraine.
Tầm bắn 370 km của tên lửa sẽ cho phép các lực lượng Ukraine nhắm mục tiêu vào các địa điểm xa phía sau phòng tuyến của Nga, tăng tính linh hoạt trong hoạt động và giảm rủi ro cho máy bay của Ukraine.
Trong khi đó, Ukraine đã yêu cầu tên lửa tầm xa trong nhiều tháng, viện dẫn nhu cầu chống lại các cuộc không kích của Moscow được thực hiện từ bên trong lãnh thổ Nga.
Hiện tại, Mỹ đang duy trì các hạn chế việc Ukraine sử dụng vũ khí do nước này cung cấp để tấn công bên trong Nga, dù Kiev đã nhiều lần xin dỡ bỏ.
Chính quyền Tổng thống Biden vẫn duy trì cách tiếp cận thận trọng đối với các yêu cầu này từ phía Ukraine, lưu ý đến những tác động tiềm ẩn của việc nới lỏng các hạn chế.
Nếu Ukraine nhận được JASSM, tên lửa hành trình này có thể tăng cường đáng kể khả năng tấn công các mục tiêu chiến lược sâu bên trong nước Nga.
Các mục tiêu chiến lược có thể bao gồm cơ sở hạ tầng quan trọng đối với các hoạt động quân sự của Nga, chẳng hạn như cầu Eo biển Kerch, rất cần thiết để vận chuyển hàng tiếp tế đến Crimea.
JASSM (Tên lửa hành trình không đối đất tầm xa chung) là tên lửa hành trình có khả năng phóng từ nhiều bệ phóng khác nhau, bao gồm máy bay ném bom như B-1 Lancer, B-2 Spirit và B-52 Stratofortress.
Nó cũng có thể được phóng từ máy bay chiến đấu F-15E Strike Eagle và F-16 Fighting Falcon.
Tên lửa này mang đầu đạn xuyên giáp WDU-42/B nặng 450 kg và được dẫn đường bằng sự kết hợp của hệ thống dẫn đường quán tính (INS), GPS và đầu dò hồng ngoại để dẫn đường ở giai đoạn cuối, từ đó gia tăng độ chính xác cực cao khi tấn công mục tiêu.
Một phiên bản tiên tiến hơn, AGM-158B JASSM-ER (Tầm hoạt động mở rộng), đã được giới thiệu vào năm 2014. Biến thể này có tầm hoạt động hơn 925 km, cũng đang được Mỹ sản xuất.
JASSM-ER chia sẻ 70% phần cứng và 95% phần mềm với JASSM ban đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích hợp và sản xuất.
Chương trình JASSM đã gặp phải những thách thức và sự chậm trễ về mặt kỹ thuật, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển và thử nghiệm ban đầu.
Tuy nhiên, những cải tiến sau đó đã dẫn đến việc cho ra một loại tên lửa cực kỳ hiệu quả, một số quốc gia bao gồm Úc, Phần Lan, Nhật Bản và Ba Lan cũng đã đặt mua loại tên lửa này.