Toạ lạc số 276 đường Trần Hưng Đạo B, quận 5, TP HCM, hội quán Quỳnh Phủ hay chùa Bà Hải Nam là một công trình kiến trúc nghệ thuật mang đậm màu sắc văn hoá của người Hoa gốc Hải Nam.Hội quán được xây vào khoảng năm 1824, do cộng đồng Hoa kiều gốc Hải Nam đến sinh sống ở Chợ Lớn đóng góp tiền bạc mua đất xây dựng làm nơi tổ chức lễ hội dân tộc, cầu mong cho mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an.Khi đó, nơi đây được mô tả là “phúc địa”, “Sơn thanh thủy tú”, trung tâm thuyền xe, hàng hóa, lưu thông tấp nập.Theo các ghi chép trên các bia đá thì hội quán đã trải qua hơn chục lần trùng tu mở rộng, trong đó có 6 lần trùng tu quy mô lớn, chùa mới có quy mô, diện mạo như hôm nay.Là nơi thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu (Bà Thiên Hậu), hội quán Quỳnh Phủ có nét tương đồng về kiến trúc và bài trí so với các chùa Bà Thiên Hậu ở Sài Gòn và các địa phương khác ở Nam Bộ.So với Tuệ Thành Hội quán, một địa điểm thờ Bà Thiên Hậu nổi tiếng nằm cách đó không xa, không gian của hội quán Quỳnh Phủ bài trí giản dị hơn, nhưng vẫn toát lên vẻ tôn nghiêm.Bàn thờ trung tâm của hội quán là nơi đặt tượng thờ Thánh mẫu Thiên hậu - một vị thần quan trọng trong tín ngưỡng của người Trung Hoa và người Việt gốc Hoa.Hội quán còn là nơi thờ Thùy vĩ Thánh nương, Ý Mỹ nương nương và các vị thần linh khác.Sau gần 200 năm tồn tại, hiện trạng kiến trúc của hội quán vẫn được gìn giữ khá tốt, nhiều hiện vật có giá trị nghệ thuật văn hóa được bảo tồn nguyên vẹn.Vào ngày giỗ các thần hội quán đều có tổ chức nghi lễ lớn. Vào ngày lễ Nguyên tiêu (rằm tháng giêng) hàng năm đều có tổ chức biểu diễn ca kịch Hải Nam.Vào năm 2001, hội quán Quỳnh Phủ đã được công nhận là “Di tích Lịch sử - Văn hóa” cấp quốc gia.
Toạ lạc số 276 đường Trần Hưng Đạo B, quận 5, TP HCM, hội quán Quỳnh Phủ hay chùa Bà Hải Nam là một công trình kiến trúc nghệ thuật mang đậm màu sắc văn hoá của người Hoa gốc Hải Nam.
Hội quán được xây vào khoảng năm 1824, do cộng đồng Hoa kiều gốc Hải Nam đến sinh sống ở Chợ Lớn đóng góp tiền bạc mua đất xây dựng làm nơi tổ chức lễ hội dân tộc, cầu mong cho mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an.
Khi đó, nơi đây được mô tả là “phúc địa”, “Sơn thanh thủy tú”, trung tâm thuyền xe, hàng hóa, lưu thông tấp nập.
Theo các ghi chép trên các bia đá thì hội quán đã trải qua hơn chục lần trùng tu mở rộng, trong đó có 6 lần trùng tu quy mô lớn, chùa mới có quy mô, diện mạo như hôm nay.
Là nơi thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu (Bà Thiên Hậu), hội quán Quỳnh Phủ có nét tương đồng về kiến trúc và bài trí so với các chùa Bà Thiên Hậu ở Sài Gòn và các địa phương khác ở Nam Bộ.
So với Tuệ Thành Hội quán, một địa điểm thờ Bà Thiên Hậu nổi tiếng nằm cách đó không xa, không gian của hội quán Quỳnh Phủ bài trí giản dị hơn, nhưng vẫn toát lên vẻ tôn nghiêm.
Bàn thờ trung tâm của hội quán là nơi đặt tượng thờ Thánh mẫu Thiên hậu - một vị thần quan trọng trong tín ngưỡng của người Trung Hoa và người Việt gốc Hoa.
Hội quán còn là nơi thờ Thùy vĩ Thánh nương, Ý Mỹ nương nương và các vị thần linh khác.
Sau gần 200 năm tồn tại, hiện trạng kiến trúc của hội quán vẫn được gìn giữ khá tốt, nhiều hiện vật có giá trị nghệ thuật văn hóa được bảo tồn nguyên vẹn.
Vào ngày giỗ các thần hội quán đều có tổ chức nghi lễ lớn. Vào ngày lễ Nguyên tiêu (rằm tháng giêng) hàng năm đều có tổ chức biểu diễn ca kịch Hải Nam.
Vào năm 2001, hội quán Quỳnh Phủ đã được công nhận là “Di tích Lịch sử - Văn hóa” cấp quốc gia.