Như nhiều lần khác, Hoàn Cầu không công bố tên căn cứ, vị trí chính xác cũng như phiên hiệu đơn vị không quân đóng tại đây. Hoàn Cầu chỉ gọi một cách chung chung, căn cứ ở phía Bắc được trang bị các máy bay chiến đấu đa năng Su-30MKK.
Số Su-30MKK đóng ở đây có thể khoảng 12-24 chiếc.
Tuy Trung Quốc đã tự sản xuất một số máy bay chiến đấu mới như J-10, J-11, nhưng Su-30MKK vẫn được coi là tiêm kích chủ lực, hiện đại nhất của không quân nước này. Dẫu sao thì về mặt độ tin cậy thì nó đương nhiên đảm bảo hơn thiết kế sao chép không phép của Trung Quốc.
Hai phi công Su-30MKK của Không quân Trung Quốc.
Hiện nay, Không quân Trung Quốc có trong biên chế 76 chiếc tiêm kích đa năng Su-30MKK. Khi được chuyển giao từ năm 2000, Su-30MKK được trang bị cho Sư đoàn 3 đóng tại căn cứ Vu Hồ, An Huy và Sư đoàn 18 đóng tại Trường Sa, tỉnh Hồ Nam. Sau nhiều năm, có thể số Su-30MKK này có thể được luân chuyển sang căn cứ khác.
Ngoài Su-30MKK, căn cứ này còn trang bị các máy bay huấn luyện 2 chỗ ngồi của tiêm kích J-7 (Trung Quốc sao chép mẫu MiG-21 Liên Xô).
Nạp nhiên liệu cho J-7.
76 chiếc Su-30MKK được trang bị nhiều loại radar khác nhau gồm: 20 chiếc đầu dùng radar N001VEP (tầm trinh sát 100km, theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu, diệt đồng thời 4 mục tiêu trên không); từ chiếc thứ 21 dùng Zhuk-MS (tầm trinh sát tăng lên 150km, theo dõi đồng thời 20 mục tiêu). Sau này, một số chiếc còn được nâng cấp dùng Zhuk-MSE cho phép máy bay tấn công cùng lúc 4 mục tiêu dưới đất so với 2 trên Zhuk-MS.
Su-30MKK mang được 8 tấn vũ khí trên 12 giá treo gồm: tên lửa không đối không R-73/27/77; tên lửa chống radar Kh-10P, tên lửa đối đất Kh-29/59 và bom dẫn đường bằng lade KAB-500/1500L.
Như nhiều lần khác, Hoàn Cầu không công bố tên căn cứ, vị trí chính xác cũng như phiên hiệu đơn vị không quân đóng tại đây. Hoàn Cầu chỉ gọi một cách chung chung, căn cứ ở phía Bắc được trang bị các máy bay chiến đấu đa năng Su-30MKK.
Số Su-30MKK đóng ở đây có thể khoảng 12-24 chiếc.
Tuy Trung Quốc đã tự sản xuất một số máy bay chiến đấu mới như J-10, J-11, nhưng Su-30MKK vẫn được coi là tiêm kích chủ lực, hiện đại nhất của không quân nước này. Dẫu sao thì về mặt độ tin cậy thì nó đương nhiên đảm bảo hơn thiết kế sao chép không phép của Trung Quốc.
Hai phi công Su-30MKK của Không quân Trung Quốc.
Hiện nay, Không quân Trung Quốc có trong biên chế 76 chiếc tiêm kích đa năng Su-30MKK. Khi được chuyển giao từ năm 2000, Su-30MKK được trang bị cho Sư đoàn 3 đóng tại căn cứ Vu Hồ, An Huy và Sư đoàn 18 đóng tại Trường Sa, tỉnh Hồ Nam. Sau nhiều năm, có thể số Su-30MKK này có thể được luân chuyển sang căn cứ khác.
Ngoài Su-30MKK, căn cứ này còn trang bị các máy bay huấn luyện 2 chỗ ngồi của tiêm kích J-7 (Trung Quốc sao chép mẫu MiG-21 Liên Xô).
Nạp nhiên liệu cho J-7.
76 chiếc Su-30MKK được trang bị nhiều loại radar khác nhau gồm: 20 chiếc đầu dùng radar N001VEP (tầm trinh sát 100km, theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu, diệt đồng thời 4 mục tiêu trên không); từ chiếc thứ 21 dùng Zhuk-MS (tầm trinh sát tăng lên 150km, theo dõi đồng thời 20 mục tiêu). Sau này, một số chiếc còn được nâng cấp dùng Zhuk-MSE cho phép máy bay tấn công cùng lúc 4 mục tiêu dưới đất so với 2 trên Zhuk-MS.
Su-30MKK mang được 8 tấn vũ khí trên 12 giá treo gồm: tên lửa không đối không R-73/27/77; tên lửa chống radar Kh-10P, tên lửa đối đất Kh-29/59 và bom dẫn đường bằng lade KAB-500/1500L.