Đầu tiên là xe tăng chiến đấu chủ lực T-72, quân IS chiếm được vài chục chiếc từ Quân đội Iraq (rút chạy bỏ lại). Theo một số nguồn tin, trước sự không kích dữ dội từ Mỹ và đồng minh, IS đã phân tán số T-72 này ra nhiều nơi, cất giấu. Các xe này được chỉ huy bởi sĩ quan thời Saddam đã có kinh nghiệm, nên ít nhiều chúng vẫn đạt được sự răn đe tương đối.
Biến thể T-72 của Quân đội Iraq nặng 41,5 tấn, dài 6,9m, rộng 3,6m, kíp xe 3 người. Xe chỉ được bọc giáp cơ bản, lắp pháo nòng trơn 2A46M 125mm (35 viên đạn), có thêm một đại liên NVST 12,7mm và một PKMT 7,62mm. Tuy khả năng chiến đấu của T-72 thua xa M1 của Quân đội Iraq, tuy nhiên nó vẫn rất hữu hiệu khi chống lại các xe thiết giáp hạng nhẹ. Hoặc nếu được sử dụng với chiến thuật hợp lý, nó hoàn toàn đủ sức mạnh để hạ gục M1 Abrams.
Bên cạnh T-72, 2 loại pháo M46 130mm và M198 155mm mà IS có được cũng khiến cho lực lượng chiến đấu mặt đất Quân đội Iraq “lạnh người”. Theo một số nguồn tin, IS đã thu được chừng 42 khẩu pháo kể từ tháng 8/2014, do một tướng pháo binh thời Saddam chỉ huy, nhưng các khẩu đội được phân tán đánh theo lối du kích.
Lựu pháo dã chiến nòng dài M46 130mm là một những loại pháo có tầm bắn xa nhất thế giới với đạn pháo thông thường. Toàn xe pháo nặng 7,7 tấn, kíp chiến đấu 8 người, pháo cỡ 130mm bắn xa 27,5km với đạn thường hoặc 38km với đạn tăng tầm, tốc độ bắn trung bình 5-6 phát/phút.
Về phần lựu pháo tầm xa M198 155mm do Mỹ chế tạo, đạt tầm bắn với đạn thường 22,4km, đạn tăng tầm là 30km. Theo một số nguồn tin, quân IS đã chiếm được 55 khẩu pháo này từ tháng 7/2014. Các viên đạn pháo M107 của M198 có thể triệt hạ mọi mục tiêu trong bán kính 50m.
Nếu bộ binh Quân đội Iraq phải lo ngại lựu pháo 130-155mm, thì lực lượng tăng – thiết giáp phải “lạnh gáy” trước các tên lửa chống tăng tầm xa HJ-8 mà IS sở hữu. Theo các nguồn tin, tên lửa HJ-8 do Trung Quốc sản xuất tấn công xe tăng – thiết giáp Quân đội Iraq đạt tỷ lệ trúng tới 90%.
HJ-8 là tổ hợp tên lửa chống tăng có điều khiển thế hệ 2 do Trung Quốc sản xuất từ năm 1984 tới ngày nay. Nó được trang bị đạn tên lửa nặng tới 25kg, dài 1,56m, lắp động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho tầm bắn 3.000-6.000m (tùy phiên bản), sử dụng phương thức dẫn đường qua dây (các biến thể mới nhất dùng hệ dẫn đường lade bán tự động). Đạn tên lửa thường lắp đầu nổ lõm lớn hoặc đầu nổ kiểu tandem vì thế lớp giáp của T-72 quân đội Syria hầu như khó có thể chống chịu nổi.
Trong khi đó, Không quân Iraq còn non yếu lại phải “kinh hoàng” trước các tổ hợp tên lửa vác vai SA-7, FN-6 và pháo phòng không ZU-23-2 mà IS đang sở hữu. Do lo ngại về những vũ khí phòng không này của IS, mà các hãng hàng không United Airlines, Emirates, KLM của Hà Lan và hàng không châu Âu đều bay tránh các vùng chiến sự ở Iraq.
Đã ghi nhận trường hợp trực thăng tấn công hiện đại Mi-35M của Iraq đã bị tên lửa vác vai FN-6 do Trung Quốc chế tạo được IS sử dụng bắn hạ. FN-6 được trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại có khả năng vô hiệu hóa các biện pháp đối phó trả đũa của máy bay, tầm bắn tối đa tới 6km, độ cao 3.500m.
Và loại vũ khí cuối cùng mà IS có thế sở hữu đang khiến cả thế giới phải lo ngại, đó là vũ khí hóa học. Theo các nguồn tin, IS đã chiếm được số lượng không rõ loại vũ khí này khi tấn công cơ sở quân sự phía bắc Baghdad hồi tháng 7.
Đầu tiên là xe tăng chiến đấu chủ lực T-72, quân IS chiếm được vài chục chiếc từ Quân đội Iraq (rút chạy bỏ lại). Theo một số nguồn tin, trước sự không kích dữ dội từ Mỹ và đồng minh, IS đã phân tán số T-72 này ra nhiều nơi, cất giấu. Các xe này được chỉ huy bởi sĩ quan thời Saddam đã có kinh nghiệm, nên ít nhiều chúng vẫn đạt được sự răn đe tương đối.
Biến thể T-72 của Quân đội Iraq nặng 41,5 tấn, dài 6,9m, rộng 3,6m, kíp xe 3 người. Xe chỉ được bọc giáp cơ bản, lắp pháo nòng trơn 2A46M 125mm (35 viên đạn), có thêm một đại liên NVST 12,7mm và một PKMT 7,62mm. Tuy khả năng chiến đấu của T-72 thua xa M1 của Quân đội Iraq, tuy nhiên nó vẫn rất hữu hiệu khi chống lại các xe thiết giáp hạng nhẹ. Hoặc nếu được sử dụng với chiến thuật hợp lý, nó hoàn toàn đủ sức mạnh để hạ gục M1 Abrams.
Bên cạnh T-72, 2 loại pháo M46 130mm và M198 155mm mà IS có được cũng khiến cho lực lượng chiến đấu mặt đất Quân đội Iraq “lạnh người”. Theo một số nguồn tin, IS đã thu được chừng 42 khẩu pháo kể từ tháng 8/2014, do một tướng pháo binh thời Saddam chỉ huy, nhưng các khẩu đội được phân tán đánh theo lối du kích.
Lựu pháo dã chiến nòng dài M46 130mm là một những loại pháo có tầm bắn xa nhất thế giới với đạn pháo thông thường. Toàn xe pháo nặng 7,7 tấn, kíp chiến đấu 8 người, pháo cỡ 130mm bắn xa 27,5km với đạn thường hoặc 38km với đạn tăng tầm, tốc độ bắn trung bình 5-6 phát/phút.
Về phần lựu pháo tầm xa M198 155mm do Mỹ chế tạo, đạt tầm bắn với đạn thường 22,4km, đạn tăng tầm là 30km. Theo một số nguồn tin, quân IS đã chiếm được 55 khẩu pháo này từ tháng 7/2014. Các viên đạn pháo M107 của M198 có thể triệt hạ mọi mục tiêu trong bán kính 50m.
Nếu bộ binh Quân đội Iraq phải lo ngại lựu pháo 130-155mm, thì lực lượng tăng – thiết giáp phải “lạnh gáy” trước các tên lửa chống tăng tầm xa HJ-8 mà IS sở hữu. Theo các nguồn tin, tên lửa HJ-8 do Trung Quốc sản xuất tấn công xe tăng – thiết giáp Quân đội Iraq đạt tỷ lệ trúng tới 90%.
HJ-8 là tổ hợp tên lửa chống tăng có điều khiển thế hệ 2 do Trung Quốc sản xuất từ năm 1984 tới ngày nay. Nó được trang bị đạn tên lửa nặng tới 25kg, dài 1,56m, lắp động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho tầm bắn 3.000-6.000m (tùy phiên bản), sử dụng phương thức dẫn đường qua dây (các biến thể mới nhất dùng hệ dẫn đường lade bán tự động). Đạn tên lửa thường lắp đầu nổ lõm lớn hoặc đầu nổ kiểu tandem vì thế lớp giáp của T-72 quân đội Syria hầu như khó có thể chống chịu nổi.
Trong khi đó, Không quân Iraq còn non yếu lại phải “kinh hoàng” trước các tổ hợp tên lửa vác vai SA-7, FN-6 và pháo phòng không ZU-23-2 mà IS đang sở hữu. Do lo ngại về những vũ khí phòng không này của IS, mà các hãng hàng không United Airlines, Emirates, KLM của Hà Lan và hàng không châu Âu đều bay tránh các vùng chiến sự ở Iraq.
Đã ghi nhận trường hợp trực thăng tấn công hiện đại Mi-35M của Iraq đã bị tên lửa vác vai FN-6 do Trung Quốc chế tạo được IS sử dụng bắn hạ. FN-6 được trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại có khả năng vô hiệu hóa các biện pháp đối phó trả đũa của máy bay, tầm bắn tối đa tới 6km, độ cao 3.500m.
Và loại vũ khí cuối cùng mà IS có thế sở hữu đang khiến cả thế giới phải lo ngại, đó là vũ khí hóa học. Theo các nguồn tin, IS đã chiếm được số lượng không rõ loại vũ khí này khi tấn công cơ sở quân sự phía bắc Baghdad hồi tháng 7.