Học viện bay tại Địa khu Trường Trị chịu trách nhiệm đào tạo phi công lái tiêm kích hạm J-15, máy bay ném bom H-6, trực thăng Z-8, Z-9 trong Không quân Hải quân Trung Quốc. Trong ảnh là sân bay và các loại máy bay của học viện. Quá trình đạo tạo phi công gồm 3 giai đoạn: huấn luyện bay tại học viện; đào tạo tại trung đoàn huấn luyện và trung đoàn chiến đấu. Các học viên tốt nghiệp sau 4 năm học với bằng cử nhân và có khoảng 300 giờ bay kinh nghiệm. Trong ảnh là máy bay huấn luyện chiến đấu JL-8. Máy bay JL-8 trang bị một động cơ tuốc bin phản lực Garrett TFE731-2A-2A cho phép đạt tốc độ 800km/h, trần bay 3.000m. Máy bay ngoài vai trò huấn luyện có thể đảm nhiệm chức năng chiến đấu với 5 giá treo trên thân – cánh mang được 1 tấn vũ khí (tên lửa đối không, bom, rocket).Sau khi tốt nghiệp học viện, phi công được điều về trung đoàn đào tạo, trải qua 2-3 năm thực hành, họ có thể trở thành phi công cấp 3 nếu đạt mức yêu cầu kỹ thuật bay. Trong ảnh là “thầy” ngồi sau và “trò” ngồi trước trong buồng lái JL-8 chuẩn bị cho chuyến bay huấn luyện.Phi công sẽ mất 2-3 năm tại một đơn vị chiến đấu để có thể trở thành phi công cấp 2 với yêu cầu bay được ban ngày, ban đêm IFR (tức là chuyến bay được thực hiện theo quy tắc bay bằng thiết bị), duy trì an toàn bay và đạt trình độ nhất định. Nếu phi công thực hiện tốt nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu trong điều kiện bay ban ngày, ban đêm IFR (chuyến bay được thực hiện theo quy tắc bay bằng thiết bị), tích lũy số giờ bay nhất định, đạt tới trình độ giáo viên bay, và đảm bảo an toàn bay, họ có thể trở thành phi công cấp 1. Trong ảnh là hàng máy bay HYJ-7 dùng để huấn luyện phi công lái máy bay ném bom H-6. Cuối cùng, phi công có thể trở thành phi công cấp đặc biệt nếu họ nhận được sự tán thành từ phi công cấp 1, có thành tích đặc biệt trong chiến đấu, huấn luyện, bay thử nghiệm và duy trì an toàn bay. Máy bay huấn luyện HYJ-7 được cải tiến từ máy bay vận tải hạng nhẹ Y-7 do Trung Quốc sản xuất dựa trên loại An-24 của Liên Xô. HYJ-7 lắp đặt kính ngắm ném bom HM-1A, radar ném bom và hệ thống định vị TNL-7880 để đào tạo phi công. Hiện Không quân Hải quân Trung Quốc được trang bị 16 chiếc H-6 có khả năng mang tên lửa hành trình không đối hạm tầm xa. Trong ảnh là máy bay huấn luyện HYJ-7 lăn bánh trên đường băng chuẩn bị cất cánh huấn luyện.
Học viện bay tại Địa khu Trường Trị chịu trách nhiệm đào tạo phi công lái tiêm kích hạm J-15, máy bay ném bom H-6, trực thăng Z-8, Z-9 trong Không quân Hải quân Trung Quốc. Trong ảnh là sân bay và các loại máy bay của học viện.
Quá trình đạo tạo phi công gồm 3 giai đoạn: huấn luyện bay tại học viện; đào tạo tại trung đoàn huấn luyện và trung đoàn chiến đấu. Các học viên tốt nghiệp sau 4 năm học với bằng cử nhân và có khoảng 300 giờ bay kinh nghiệm. Trong ảnh là máy bay huấn luyện chiến đấu JL-8.
Máy bay JL-8 trang bị một động cơ tuốc bin phản lực Garrett TFE731-2A-2A cho phép đạt tốc độ 800km/h, trần bay 3.000m. Máy bay ngoài vai trò huấn luyện có thể đảm nhiệm chức năng chiến đấu với 5 giá treo trên thân – cánh mang được 1 tấn vũ khí (tên lửa đối không, bom, rocket).
Sau khi tốt nghiệp học viện, phi công được điều về trung đoàn đào tạo, trải qua 2-3 năm thực hành, họ có thể trở thành phi công cấp 3 nếu đạt mức yêu cầu kỹ thuật bay. Trong ảnh là “thầy” ngồi sau và “trò” ngồi trước trong buồng lái JL-8 chuẩn bị cho chuyến bay huấn luyện.
Phi công sẽ mất 2-3 năm tại một đơn vị chiến đấu để có thể trở thành phi công cấp 2 với yêu cầu bay được ban ngày, ban đêm IFR (tức là chuyến bay được thực hiện theo quy tắc bay bằng thiết bị), duy trì an toàn bay và đạt trình độ nhất định.
Nếu phi công thực hiện tốt nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu trong điều kiện bay ban ngày, ban đêm IFR (chuyến bay được thực hiện theo quy tắc bay bằng thiết bị), tích lũy số giờ bay nhất định, đạt tới trình độ giáo viên bay, và đảm bảo an toàn bay, họ có thể trở thành phi công cấp 1. Trong ảnh là hàng máy bay HYJ-7 dùng để huấn luyện phi công lái máy bay ném bom H-6.
Cuối cùng, phi công có thể trở thành phi công cấp đặc biệt nếu họ nhận được sự tán thành từ phi công cấp 1, có thành tích đặc biệt trong chiến đấu, huấn luyện, bay thử nghiệm và duy trì an toàn bay.
Máy bay huấn luyện HYJ-7 được cải tiến từ máy bay vận tải hạng nhẹ Y-7 do Trung Quốc sản xuất dựa trên loại An-24 của Liên Xô.
HYJ-7 lắp đặt kính ngắm ném bom HM-1A, radar ném bom và hệ thống định vị TNL-7880 để đào tạo phi công.
Hiện Không quân Hải quân Trung Quốc được trang bị 16 chiếc H-6 có khả năng mang tên lửa hành trình không đối hạm tầm xa. Trong ảnh là máy bay huấn luyện HYJ-7 lăn bánh trên đường băng chuẩn bị cất cánh huấn luyện.