RQ-4 Global Hawk là thiết kế chiến thắng trong cuộc đua do cơ quan các dự án nghiên cứu phòng thủ tiên tiến (DARPA) khởi xướng năm 1995
. Hệ thống có khả năng cung cấp các tín hiệu ISR (tình báo, giám sát, trinh sát) bất thường, các hình ảnh của một khu vực địa lý rộng lớn có độ phân giải cao, trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày đêm.
Từ RQ-4A ban đầu, Global Hawk phát triển thêm block 10. Phiên bản B có block 20/30 và 40. Cùng với đó là những hệ thống phụ trợ. Nhà thầu chính cho chương trình là Northrop Grumman. RQ-4 trở thành UAV đầu tiên băng qua Thái Bình Dương, nó thiết lập kỷ lục độ bền khi bay liên tục 34,3 giờ ở độ cao hơn 18km.
Sau vụ khủng bố 11/9, RQ-4 chính thức được nhận các sứ mạng ở ngoài nước Mỹ. Hệ thống này đã vượt mốc 125.000 giờ bay và đến giữa năm 2014 đã có 100.000 giờ thực hiện nhiệm vụ. Đây là một trong những phương tiện có hồ sơ bay an toàn nhất của Không quân Mỹ.
Một vài tham số cơ bản: sải cánh 39,9m, dài 14,5m, tổng trọng lượng 14.628 kg, trần bay 18,3 km, tầm bay 22.780 km, tốc độ 574 km/h, thời gian hoạt động liên tục trên 32 giờ, trọng tải 1.360 kg.
Dựa trên RQ-4 vô địch, Northrop Grumman đã phát triển biến thể MQ-4C Triton cho Hải quân Mỹ. Hệ thống có nhiệm vụ cung cấp thông tinh tình báo, giám sát và trinh sát (ISR) chuyên hoạt động từ ven bờ cho tới các đại dương rộng lớn.
Triton được gia cố khung thân, kết hợp thêm hệ thống làm tan băng và chống sét. Nhờ đó, máy bay xuyên qua các đám mây tầng dày nếu muốn quan sát các mục tiêu trên biển ở cự ly gần.
Triton có khả năng quan sát 360 độ, cung cấp thông tin về vị trí, tốc độ và phân loại mục tiêu. Chiếc máy bay này có duy trì ở độ cao 10km trong 24 tiếng, cho phép bao quát 1 triệu hải lý vuông trong lần cất cánh. Hải quân Mỹ yêu cầu trang bị 68 MQ-4C.
MQ-4C có kích thước tương đương RQ-4B, tầm bay 15.186 km, trần bay hơn 17.000m, vận tốc tối đa 623 km/h, thời gian hoạt động 24 tiếng.
Một biến thể cũng đáng lưu tâm nữa là NASA Global Hawk . Trung tâm nghiên cứu bay Dryden thuộc NASA đã làm việc với tập đoàn Northrop Grumman để đưa Global Hawk tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học và thông tin liên lạc vũ trụ. Máy bay được sửa đổi hệ thống thông tin liên lạc cũng như phần cứng để tăng tải.
Một phát triển thú vị trên NASA Global Hawk là chúng có thể tự nạp nhiên liệu cho nhau trong quá trình bay.
Tham số cơ bản: sải cánh 35,4 m, chiều dài 13,5 m, tổng trọng lượng cất cánh 12.111 tấn, tải trong 680 kg, tải ngoài 317 kg mỗi bên. Tầm bay 20.372 km, trần bay 19,8 km, vận tốc tối đa 635 km/h, thời gian hoạt động 31 giờ.
Từ năm 2009, các thành viên NATO đã đi đến thống nhất xây dựng một hệ thống chung mang tên hệ thống giám sát mặt đất liên minh (AGS). Bắt đầu với 13 trong số 28 quốc gia thành viên đã tham gia vào chương trình này.
Mạng lưới này có thành phần trung tâm là hệ thống bay không người lái cải tiến từ RQ-4 Block 40.
Northrop Grumman nhận được một hợp đồng 1,2 tỉ Euro từ quyết định này. RQ-4 sử dụng radar quét mạng pha chủ động MP-RTIP, có khả năng phát hiện, theo dõi các mục tiêu di động cũng như cung cấp vị trí và phân loại, đánh giá chúng.
Không chỉ sản xuất cho Không quân Mỹ, Northop Grumman còn phát triển cho các nước thân cận Mỹ, điển hình là Euro Hawk. Phiên bản của RQ-4 được sản xuất tại Đức. Đây là kết quả của sự hợp tác giữa Northrop Grumman với Cassidian. Chương trình Euro Hawk được bắt đầu từ những năm 2000, dựa trên nền tảng là Global Hawk Block 20. Cassidian chịu trách nhiệm cung cấp hệ thống cảm biến, phát hiện và theo dõi mục tiêu.
Tuy chương trình vẫn đang tiếp tục nhưng có thể kết luận đây là một sự thất bại. Đức dường như không còn hứng thú với Euro Hawk. Đặc biệt là với sự xuất hiện của hệ thống Nato AGS. Tham số kỹ thuật của Euro Hawk tương tự RQ-4B.
RQ-4 Global Hawk là thiết kế chiến thắng trong cuộc đua do cơ quan các dự án nghiên cứu phòng thủ tiên tiến (DARPA) khởi xướng năm 1995
. Hệ thống có khả năng cung cấp các tín hiệu ISR (tình báo, giám sát,
trinh sát) bất thường, các hình ảnh của một khu vực địa lý rộng lớn có độ phân giải cao, trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày đêm.
Từ RQ-4A ban đầu, Global Hawk phát triển thêm block 10. Phiên bản B có block 20/30 và 40. Cùng với đó là những hệ thống phụ trợ. Nhà thầu chính cho chương trình là Northrop Grumman. RQ-4 trở thành UAV đầu tiên băng qua Thái Bình Dương, nó thiết lập kỷ lục độ bền khi bay liên tục 34,3 giờ ở độ cao hơn 18km.
Sau vụ khủng bố 11/9, RQ-4 chính thức được nhận các sứ mạng ở ngoài nước Mỹ. Hệ thống này đã vượt mốc 125.000 giờ bay và đến giữa năm 2014 đã có 100.000 giờ thực hiện nhiệm vụ. Đây là một trong những phương tiện có hồ sơ bay an toàn nhất của Không quân Mỹ.
Một vài tham số cơ bản: sải cánh 39,9m, dài 14,5m, tổng trọng lượng 14.628 kg, trần bay 18,3 km, tầm bay 22.780 km, tốc độ 574 km/h, thời gian hoạt động liên tục trên 32 giờ, trọng tải 1.360 kg.
Dựa trên RQ-4 vô địch, Northrop Grumman đã phát triển biến thể MQ-4C Triton cho Hải quân Mỹ. Hệ thống có nhiệm vụ cung cấp thông tinh tình báo, giám sát và trinh sát (ISR) chuyên hoạt động từ ven bờ cho tới các đại dương rộng lớn.
Triton được gia cố khung thân, kết hợp thêm hệ thống làm tan băng và chống sét. Nhờ đó, máy bay xuyên qua các đám mây tầng dày nếu muốn quan sát các mục tiêu trên biển ở cự ly gần.
Triton có khả năng quan sát 360 độ, cung cấp thông tin về vị trí, tốc độ và phân loại mục tiêu. Chiếc
máy bay này có duy trì ở độ cao 10km trong 24 tiếng, cho phép bao quát 1 triệu hải lý vuông trong lần cất cánh. Hải quân Mỹ yêu cầu trang bị 68 MQ-4C.
MQ-4C có kích thước tương đương RQ-4B, tầm bay 15.186 km, trần bay hơn 17.000m, vận tốc tối đa 623 km/h, thời gian hoạt động 24 tiếng.
Một biến thể cũng đáng lưu tâm nữa là NASA Global Hawk . Trung tâm nghiên cứu bay Dryden thuộc NASA đã làm việc với tập đoàn Northrop Grumman để đưa Global Hawk tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học và thông tin liên lạc vũ trụ. Máy bay được sửa đổi hệ thống thông tin liên lạc cũng như phần cứng để tăng tải.
Một phát triển thú vị trên NASA Global Hawk là chúng có thể tự nạp nhiên liệu cho nhau trong quá trình bay.
Tham số cơ bản: sải cánh 35,4 m, chiều dài 13,5 m, tổng trọng lượng cất cánh 12.111 tấn, tải trong 680 kg, tải ngoài 317 kg mỗi bên. Tầm bay 20.372 km, trần bay 19,8 km, vận tốc tối đa 635 km/h, thời gian hoạt động 31 giờ.
Từ năm 2009, các thành viên NATO đã đi đến thống nhất xây dựng một hệ thống chung mang tên hệ thống giám sát mặt đất liên minh (AGS). Bắt đầu với 13 trong số 28 quốc gia thành viên đã tham gia vào chương trình này.
Mạng lưới này có thành phần trung tâm là hệ thống bay không người lái cải tiến từ RQ-4 Block 40.
Northrop Grumman nhận được một hợp đồng 1,2 tỉ Euro từ quyết định này. RQ-4 sử dụng
radar quét mạng pha chủ động MP-RTIP, có khả năng phát hiện, theo dõi các mục tiêu di động cũng như cung cấp vị trí và phân loại, đánh giá chúng.
Không chỉ sản xuất cho Không quân Mỹ, Northop Grumman còn phát triển cho các nước thân cận Mỹ, điển hình là Euro Hawk. Phiên bản của RQ-4 được sản xuất tại Đức. Đây là kết quả của sự hợp tác giữa Northrop Grumman với Cassidian. Chương trình Euro Hawk được bắt đầu từ những năm 2000, dựa trên nền tảng là Global Hawk Block 20. Cassidian chịu trách nhiệm cung cấp hệ thống cảm biến, phát hiện và theo dõi mục tiêu.
Tuy chương trình vẫn đang tiếp tục nhưng có thể kết luận đây là một sự thất bại. Đức dường như không còn hứng thú với Euro Hawk. Đặc biệt là với sự xuất hiện của hệ thống Nato AGS. Tham số kỹ thuật của Euro Hawk tương tự RQ-4B.