Kết luận trên được chính thức công bố trên tạp chí y khoa
Science Translational Medicine thứ tư (23/4) vừa qua. Cụ thể, các nhà nghiên cứu nhận thấy thuốc kháng viêm không chứ steroid (NSAIDs) như aspirin có thể giúp giảm nguy cơ mắc
ung thư đại tràng. Dù vậy, họ vẫn chưa khám phá được nguyên nhân vì sao nó chỉ phù hợp với một vài đối tượng.
|
Lạm dụng aspirin có thể mắc chứng viêm loét dạ dày và xuất huyết tiêu hóa.
|
Giới khoa học cũng tiến hành phân tích cấu tạo mô của bệnh nhân khi dùng aspirin để tìm hiểu
nguyên nhân chỉ một số người có thể tận dụng được công năng của loại thuốc này.
Cụ thể, họ thực hiện kiểm tra mô của 270 trường hợp mắc ung thư đại tràng trong số 127.865 người tham gia công trình nghiên cứu suốt hơn 30 năm. Ở đây, họ phát hiện những
bệnh nhân có nồng độ enzyme 15 - PGDH thấp thì bổ sung aspirin sẽ không có tác dụng.
Nói rõ hơn về vấn đề này, Sanford Markowitz đến từ trường Case Western Reserve (Mỹ) cho biết: “Người có nồng độ enzyme 15 - PGDH cao bổ sung aspirin thì họ có khả năng ngăn ngừa một nửa nguy cơ mắc bệnh”.
Đây được xem là một bước tiến quan trọng trong nỗ lực ngăn ngừa căn bệnh phổ biến. Thực tế, một số bệnh nhân dùng aspirin có thể làm tăng khả năng mắc chứng
viêm loét dạ dày và xuất huyết tiêu hóa.
Năm 2014, theo thống kê từ Hiệp hội Ung thư Mỹ, 137 trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh và 50.000 nạn nhân tử vong vì ung thư đại tràng. Áp dụng các phương pháp xét nghiệm, đặc biệt là nội soi có tác dụng phát hiện bệnh sớm, nâng cao hiệu quả điều trị.