Đồ dùng bằng nhựa kém chất lượng thường chứa chất độc BPA, đây là những chất có thể gây ra một số bệnh nguy hiểm như: vô sinh, béo phì, ung thư...Thay vì chỉ nhìn vào hình dáng, màu sắc, hãy đọc các thông số trên nhãn mác sản phẩm, chọn đồ không chất BPA để đảm bảo sức khỏe của bạn.Chú ý dưới đáy các chai nhựa, biểu tượng “Recyle” có các số từ 1-7 biểu thị dấu hiệu phân loại nhựa PETE, HDPE, V, PP...cho biết loại nào ít độc hại, dễ tái chế, một số khác thì không. Loại nhựa có số 1 này khá an toàn, tuy nhiên chỉ nên sử dụng một lần vì mùi vị và vi khuẩn dễ bám lại bề mặt xốp của loại đồ này (chai coca, nước khoáng...) Khi chọn mua bình sữa trẻ em, chai đựng nước...chú ý chọn loại có biểu tượng số 2, nguồn gốc nhựa HDPE ở các loại bình này ít có khả năng tích tụ vi khuẩn, an toàn cho trẻ nhỏ hoặc đựng thực phẩm.Đặc biệt nhựa PVC (số 3) chứa phthalates (cản trở sự phát triển của hormone và khả năng sinh sản), không an toàn khi gặp nhiệt độ cao, nước nóng...vì thế bạn nên hạn chế việc dùng đồ nhựa này đựng đồ ăn, sữa, nước uống hoặc cho vào lò vi sóng rã đông thực phẩm. Nhựa PVC là một loại nhựa có tính độc, không thể dùng sản xuất túi hay hộp đựng.
Bên cạnh việc "soi" kỹ nhãn mác đồ nhựa, bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu khác để lựa chọn đồ dùng an toàn.
Nhựa dẻo, có màu sặc sỡ thường phủ các chất phẩm màu có khả năng gây hại hệ tiêu hóa.
Nên chọn đồ nhựa trong, bóng và độ cứng cao. Một mẹo nhỏ, bạn có thể soi đồ dưới ánh nắng, nếu vẫn có thể nhìn qua thì đó là nhựa hữu cơ không tốt cho sức khỏe. Bạn nên tránh xa các đồ có mùi nhựa, khi dùng sản phẩm này các độc tố polyme mạch thơm sẽ hòa tan vào thức ăn dạng nước.Đối với nhựa có sử dụng chất độn sẽ không có độ bóng, bề mặt dễ trầy xước, bị nhám, có các hạt nhỏ li ti khi chạm vào bề mặt.Một dấu hiệu khác để nhận biết độc tính của nhựa, bạn có thể cho vào lửa, nếu có tính độc sẽ dễ cháy hơn loại nhựa không có. Khi cháy, nhựa độc có mùi khét lạ, bốc khói. Trọng lượng nhựa có tính độc thường lớn hơn, thả vào nước dễ chìm xuống, còn loại không độc thì nhẹ và nổi trong nước.Đối với các loại nhựa dùng lâu, có vết trầy xước, phai màu, thường tích tụ vi khuẩn gây bệnh đường ruột, bạn nên vệ sinh sạch sẽ đồ dùng hoặc thay mới.Thói quen tái sử dụng các đồ nhựa dùng một lần (cốc, bát) hoàn toàn có hại, khi sử dụng ở nhiều nhiệt độ khác nhau, đồ nhựa sẽ sản sinh độc tố.Để đảm bảo an toàn, các bạn nên mua đồ nhựa ở những đơn vị sản xuất, cung cấp có uy tín, đồng thời bỏ những thói quen không tốt khi sử dụng vật dụng này.
Đồ dùng bằng nhựa kém chất lượng thường chứa chất độc BPA, đây là những chất có thể gây ra một số bệnh nguy hiểm như: vô sinh, béo phì, ung thư...
Thay vì chỉ nhìn vào hình dáng, màu sắc, hãy đọc các thông số trên nhãn mác sản phẩm, chọn đồ không chất BPA để đảm bảo sức khỏe của bạn.
Chú ý dưới đáy các chai nhựa, biểu tượng “Recyle” có các số từ 1-7 biểu thị dấu hiệu phân loại nhựa PETE, HDPE, V, PP...cho biết loại nào ít độc hại, dễ tái chế, một số khác thì không.
Loại nhựa có số 1 này khá an toàn, tuy nhiên chỉ nên sử dụng một lần vì mùi vị và vi khuẩn dễ bám lại bề mặt xốp của loại đồ này (chai coca, nước khoáng...)
Khi chọn mua bình sữa trẻ em, chai đựng nước...chú ý chọn loại có biểu tượng số 2, nguồn gốc nhựa HDPE ở các loại bình này ít có khả năng tích tụ vi khuẩn, an toàn cho trẻ nhỏ hoặc đựng thực phẩm.
Đặc biệt nhựa PVC (số 3) chứa phthalates (cản trở sự phát triển của hormone và khả năng sinh sản), không an toàn khi gặp nhiệt độ cao, nước nóng...vì thế bạn nên hạn chế việc dùng đồ nhựa này đựng đồ ăn, sữa, nước uống hoặc cho vào lò vi sóng rã đông thực phẩm. Nhựa PVC là một loại nhựa có tính độc, không thể dùng sản xuất túi hay hộp đựng.
Bên cạnh việc "soi" kỹ nhãn mác đồ nhựa, bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu khác để lựa chọn đồ dùng an toàn.
Nhựa dẻo, có màu sặc sỡ thường phủ các chất phẩm màu có khả năng gây hại hệ tiêu hóa.
Nên chọn đồ nhựa trong, bóng và độ cứng cao. Một mẹo nhỏ, bạn có thể soi đồ dưới ánh nắng, nếu vẫn có thể nhìn qua thì đó là nhựa hữu cơ không tốt cho sức khỏe. Bạn nên tránh xa các đồ có mùi nhựa, khi dùng sản phẩm này các độc tố polyme mạch thơm sẽ hòa tan vào thức ăn dạng nước.
Đối với nhựa có sử dụng chất độn sẽ không có độ bóng, bề mặt dễ trầy xước, bị nhám, có các hạt nhỏ li ti khi chạm vào bề mặt.
Một dấu hiệu khác để nhận biết độc tính của nhựa, bạn có thể cho vào lửa, nếu có tính độc sẽ dễ cháy hơn loại nhựa không có. Khi cháy, nhựa độc có mùi khét lạ, bốc khói.
Trọng lượng nhựa có tính độc thường lớn hơn, thả vào nước dễ chìm xuống, còn loại không độc thì nhẹ và nổi trong nước.
Đối với các loại nhựa dùng lâu, có vết trầy xước, phai màu, thường tích tụ vi khuẩn gây bệnh đường ruột, bạn nên vệ sinh sạch sẽ đồ dùng hoặc thay mới.
Thói quen tái sử dụng các đồ nhựa dùng một lần (cốc, bát) hoàn toàn có hại, khi sử dụng ở nhiều nhiệt độ khác nhau, đồ nhựa sẽ sản sinh độc tố.
Để đảm bảo an toàn, các bạn nên mua đồ nhựa ở những đơn vị sản xuất, cung cấp có uy tín, đồng thời bỏ những thói quen không tốt khi sử dụng vật dụng này.