Điểm nhấn của khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm rộng 737 ha (quận 2, TP HCM) là tòa tháp quan sát cao 86 tầng do liên doanh Tiến Phước - Keppel Land (Singapore) thực hiện trên khu đất 8,7 ha. Đây là tòa tháp quan sát đa chức năng với phần chân đế được sử dụng làm trung tâm thương mại - dịch vụ - giải trí. Sau khi hoàn thành, đây sẽ là công trình cao nhất tại TP HCM. Điểm nhấn thứ 2 của khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm là quảng trường trung tâm với diện tích 20,07 ha. Đây là nơi thu hút các hoạt động cộng đồng của trung tâm thành phố và khu vực, nơi diễn ra các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng dân cư thời kỳ hội nhập. Khi hoàn thành, đây sẽ là quảng trường lớn nhất Việt Nam với quy mô sử dụng tối đa lên đến 430.000 người. Cùng với đó, công viên bờ sông rộng 9 ha sẽ là nơi tập trung cao nhất các công trình kiến trúc cảnh quan tiêu biểu, cảnh quan cây xanh mang tính biểu tượng cho khu trung tâm mới Thủ Thiêm. Một công trình khác dự kiến hoàn thành trong năm 2015 là Trung tâm triển lãm quy hoạch TP HCM. Tòa nhà cao 5 tầng với tổng diện tích 18.000 m2, vốn đầu tư 35 triệu USD. Hình thái kiến trúc tổng thể tòa nhà gồm 2 cánh đặt nghiêng và chụm vào nhau bên trên một không gian thông tầng rộng lớn. Mặt tiền chính hướng về phía quảng trường là cả một mảng vườn treo được bảo vệ bởi hệ thống thanh lam kim loại che nắng. Ảnh: Khu vực triển lãm tại sảnh thông tầng trung tâm. Ngoài chức năng chính là triển lãm quy hoạch và kiến trúc, tòa nhà còn là nơi giao lưu của giới chuyên môn, người dân và khách du lịch. Đây không chỉ là nơi quảng bá, mà còn để chia sẻ thông tin, văn hóa và kiến thức.Ngoài ra, khu trung tâm mới Thủ Thiêm còn xây dựng Khu phức hợp bến du thuyền với chức năng cảng hành khách du lịch được đề xuất tại nơi giao nhau giữa rạch Cá Trê lớn và sông Sài Gòn. Xung quanh khu cảng dự kiến là một quần thể các khu thương mại như nhà hàng, cửa hiệu và chòi nghỉ. Bên cạnh các công trình công cộng, hệ thống đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật tại Thủ Thiêm cũng được quy hoạch theo hướng mở với 4 tuyến đường chính. Tổng vốn đầu tư toàn dự án lên đến 10.000 tỷ đồng theo hình thức xây dựng - chuyển giao, đã được khởi công năm 2013 và dự kiến hoàn thành vào năm 2016. Về giao thông công cộng, Thủ Thiêm được quy hoạch có tuyến tàu điện ngầm nối từ khu trung tâm hiện hữu tại trạm cuối đường Hàm Nghi vượt sông Sài Gòn, đi ngầm sang Thủ Thiêm theo hướng từ Tây sang Đông về phía quận 2.
Điểm nhấn của khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm rộng 737 ha (quận 2, TP HCM) là tòa tháp quan sát cao 86 tầng do liên doanh Tiến Phước - Keppel Land (Singapore) thực hiện trên khu đất 8,7 ha.
Đây là tòa tháp quan sát đa chức năng với phần chân đế được sử dụng làm trung tâm thương mại - dịch vụ - giải trí. Sau khi hoàn thành, đây sẽ là công trình cao nhất tại TP HCM.
Điểm nhấn thứ 2 của khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm là quảng trường trung tâm với diện tích 20,07 ha. Đây là nơi thu hút các hoạt động cộng đồng của trung tâm thành phố và khu vực, nơi diễn ra các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng dân cư thời kỳ hội nhập.
Khi hoàn thành, đây sẽ là quảng trường lớn nhất Việt Nam với quy mô sử dụng tối đa lên đến 430.000 người.
Cùng với đó, công viên bờ sông rộng 9 ha sẽ là nơi tập trung cao nhất các công trình kiến trúc cảnh quan tiêu biểu, cảnh quan cây xanh mang tính biểu tượng cho khu trung tâm mới Thủ Thiêm.
Một công trình khác dự kiến hoàn thành trong năm 2015 là Trung tâm triển lãm quy hoạch TP HCM. Tòa nhà cao 5 tầng với tổng diện tích 18.000 m2, vốn đầu tư 35 triệu USD.
Hình thái kiến trúc tổng thể tòa nhà gồm 2 cánh đặt nghiêng và chụm vào nhau bên trên một không gian thông tầng rộng lớn. Mặt tiền chính hướng về phía quảng trường là cả một mảng vườn treo được bảo vệ bởi hệ thống thanh lam kim loại che nắng. Ảnh: Khu vực triển lãm tại sảnh thông tầng trung tâm.
Ngoài chức năng chính là triển lãm quy hoạch và kiến trúc, tòa nhà còn là nơi giao lưu của giới chuyên môn, người dân và khách du lịch. Đây không chỉ là nơi quảng bá, mà còn để chia sẻ thông tin, văn hóa và kiến thức.
Ngoài ra, khu trung tâm mới Thủ Thiêm còn xây dựng Khu phức hợp bến du thuyền với chức năng cảng hành khách du lịch được đề xuất tại nơi giao nhau giữa rạch Cá Trê lớn và sông Sài Gòn. Xung quanh khu cảng dự kiến là một quần thể các khu thương mại như nhà hàng, cửa hiệu và chòi nghỉ.
Bên cạnh các công trình công cộng, hệ thống đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật tại Thủ Thiêm cũng được quy hoạch theo hướng mở với 4 tuyến đường chính. Tổng vốn đầu tư toàn dự án lên đến 10.000 tỷ đồng theo hình thức xây dựng - chuyển giao, đã được khởi công năm 2013 và dự kiến hoàn thành vào năm 2016.
Về giao thông công cộng, Thủ Thiêm được quy hoạch có tuyến tàu điện ngầm nối từ khu trung tâm hiện hữu tại trạm cuối đường Hàm Nghi vượt sông Sài Gòn, đi ngầm sang Thủ Thiêm theo hướng từ Tây sang Đông về phía quận 2.