Hóa thạch sinh vật biển thời tiền sử được tìm thấy ở sao Hỏa?

Google News

Một đoạn video chỉ ra hình ảnh của hóa thạch bọ ba thùy – một sinh vật biển thời tiền sử – trên bề mặt sao Hỏa.

Thông tin trong video cho thấy hình ảnh “kỳ lạ” này xuất hiện trong bức ảnh của NASA gửi về từ hành tinh đỏ. “Đối tượng” nổi bật nhất là 2 vật hình oval giống như loài bọ ba thùy “quá khổ” sinh sống trên Trái đất từ 52 triệu năm trước.
Scott C Waring, biên tập viên của UFO Sightings Daily gần như bị kích động khi diễn tả cảm xúc trên blog và ông này cho rằng cần kiểm tra “hóa thạch của 2 con bọ ba thùy ngay trong tuần này”.
Những người tin vào thuyết người ngoài hành tinh cho rằng có 2 hóa thạch của bọ ba thùy trên bề mặt sao Hỏa. 
Bọ ba thùy là một loài sinh vật cổ xưa, có hình elip và sinh sống ở những khu vực ẩm ướt. “Chúng đã sống và chết cùng nhau, điều này cũng không có gì đặc biệt cả nhưng đây chính là bằng chứng về việc đã từng có một vùng nước rộng lớn trên bề mặt sao Hỏa”, ông Scott C Waring nói.
“Thậm chí các bạn còn có thể nhìn thấy rõ những đường vân chia ra các phần riêng biệt của bọ ba thùy - những chi tiết hết sức thú vị”, Waring bổ sung.
Phát hiện về bọ ba thùy được coi là mới nhất trong chuỗi “những khám phá từ các hình ảnh sao Hỏa của NASA” trong vòng 1 năm qua. Những lần “tìm thấy” trước đây bao gồm cua, tôm, chuột, gấu và thậm chí cả khỉ.
Những người tin vào sự tồn tại của người ngoài hành tinh đang cố gắng chứng minh rằng sự sống từng tồn tại trên sao Hỏa thông qua việc chỉ ra các hình ảnh về loài vật, đồ vật. Tuy nhiên các nhà khoa học của NASA luôn khẳng định việc phát hiện ra các loài vật chỉ là vì pareidolia - thủ thuật của não bộ khiến mắt nhận ra các đồ vật quen thuộc dù rằng thực chất chỉ là những hòn đá.
Theo Đời Sống Pháp Luật

Bình luận(0)