Kepler-62E và Kepler-62F được coi là những “siêu trái đất”, với khả năng tồn tại nước, khí oxy hay thậm chí là sự sống trên bề mặt. Cặp siêu trái đất này nằm trong cái gọi là “vùng sống” xung quanh các ngôi sao giống với mặt trời, với nhiệt độ đủ ấm để duy trì nước ở dạng lỏng. Thậm chí, nếu sự sống tồn tại trên Kepler-62 E và F, rất có thể đây sẽ là những dạng sống thông minh hơn rất nhiều so với dạng sống trên trái đất bởi Kepler-62 già hơn mặt trời của chúng ta khoảng 2 tỷ năm. Nếu tồn tại sự sống trên hệ mặt trời này, theo logic, nó sẽ ưu việt hơn rất nhiều so với sự sống trên Trái đất.
Lớn gấp Trái đất khoảng 7 lần, Gliese 581d có quỹ đạo xa hơn 1 chút so với hành tinh anh em của nó là Gliese 581g. Lần đầu được phát hiện vào năm 2007, lúc đó nhiều nhà khoa học cho rằng nó quá lạnh để sự sống có khả năng tồn tại. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu về mô hình khí quyển cho thấy, hành tinh này hoàn toàn có thể ấm lên bởi tác động của hiệu ứng nhà kính, từ đó hỗ trợ sự sống. “Europa - mặt trăng của sao Mộc là nơi có thể có sự sống nhất trong hệ Mặt trời, ngoài Trái đất. Đây cũng là nơi mà chúng ta nên tập trung nghiên cứu, truy tìm sự sống” - Robert Pappalardo, một nhà khoa học chuyên nghiên cứu về các hành tinh tại Phòng thí nghiệm động cơ phản lực của NASA, đặt tại Pasadena, California nói. Kính thiên văn Kepler của NASA phát hiện ra Kepler-22b từ lâu nhưng tới tháng 12/2011 mới chính thức công bố. Đó là một "siêu Trái đất" có bán kính gấp khoảng 2,4 lần bán kính Trái Đất và nếu Kepler-22b cũng bị tác động bởi hiệu ứng nhà kính thì nhiệt độ bề mặt trung bình của nó sẽ là khoảng 22 độ C. Kepler-22b cách hệ Mặt Trời khoảng 600 năm ánh sáng và quay quanh một ngôi sao rất giống Mặt trời của chúng ta.
HD 85512b cũng được coi là một siêu Trái đất khác, lớn hơn Trái đất 3,6 lần, cách hành tinh chúng ta 35 năm ánh sáng và thuộc chòm sao Cánh Buồm (Vela). Các nhà thiên văn học công bố việc phát hiện HD 85512b trong tháng 9/2011. Ước tính nhiệt độ bề mặt trung bình của nó là 25 độ C. Gliese 667Cc xoay quanh một ngôi sao lùn đỏ nằm cách Trái đất 22 năm ánh sáng và thuộc chòm sao Bọ cạp (Scorpius). Nó được mệnh danh là “siêu Trái đất”, lớn hơn ít nhất 4,5 lần so với hành tinh của chúng ta và hoàn thành một vòng quay trong 28 ngày. Các nhà khoa học cho rằng, nước trên Gliese 667Cc cũng ở dạng lỏng như Gliese 581g và nhiệt độ bề mặt tương đương với nhiệt độ Trái đất. Ngoài ra, vì nằm trong hệ hành tinh 3 ngôi sao cho nên sẽ có ít nhất một hành tinh khác cũng xoay quanh Gliese 667C.Gliese 581 c là một hành tinh quay quanh ngôi sao lùn đỏ Gliese 581. Đây là hành tinh thứ 2 trong hệ hành tinh này được phát hiện và là hành tinh thứ 3 tính từ Gliese 581. Đây cũng là hành tinh đầu tiên nằm trong vùng sự sống của Gliese 581, với nhiệt độ thích hợp để nước tồn tại ở dạng lỏng trên bề mặt và thậm chí nơi đây có thể có vi khuẩn giống như trên Trái đất sinh sống. Gliese 581 g (còn gọi là Gl 581 g hay GJ 581 g) là một hành tinh ngoài Hệ mặt trời. Nó quay quanh sao lùn đỏ Gliese 581, nằm ở chòm sao Thiên Xứng, cách Trái Đất 20,5 năm ánh sáng (1,94×1014 km). Nó là hành tinh thứ 6 được phát hiện trong hệ sao Gliese 581 và là hành tinh thứ 4 tính từ ngôi sao. Tau Ceti e là một ngôi sao ở chòm sao Kình Ngư về mặt quang phổ giống Mặt trời nhưng chỉ bằng 78% trọng lượng Mặt trời. Với khoảng cách 12 năm ánh sáng so với Hệ mặt trời, nó là một ngôi sao khá gần. Tau Ceti thiếu kim loại và do đó người ta cho rằng nó ít có khả năng có các hành tinh đá. Các quan sát đã phát hiện lượng bụi gấp mười lần xung quanh Tau Ceti hơn ở Thái dương hệ. Ngôi sao này có vẻ ổn định với ít biến thể sao.
Kepler-62E và Kepler-62F được coi là những “siêu trái đất”, với khả năng tồn tại nước, khí oxy hay thậm chí là sự sống trên bề mặt. Cặp siêu trái đất này nằm trong cái gọi là “vùng sống” xung quanh các ngôi sao giống với mặt trời, với nhiệt độ đủ ấm để duy trì nước ở dạng lỏng. Thậm chí, nếu sự sống tồn tại trên Kepler-62 E và F, rất có thể đây sẽ là những dạng sống thông minh hơn rất nhiều so với dạng sống trên trái đất bởi Kepler-62 già hơn mặt trời của chúng ta khoảng 2 tỷ năm. Nếu tồn tại sự sống trên hệ mặt trời này, theo logic, nó sẽ ưu việt hơn rất nhiều so với sự sống trên Trái đất.
Lớn gấp Trái đất khoảng 7 lần, Gliese 581d có quỹ đạo xa hơn 1 chút so với hành tinh anh em của nó là Gliese 581g. Lần đầu được phát hiện vào năm 2007, lúc đó nhiều nhà khoa học cho rằng nó quá lạnh để sự sống có khả năng tồn tại. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu về mô hình khí quyển cho thấy, hành tinh này hoàn toàn có thể ấm lên bởi tác động của hiệu ứng nhà kính, từ đó hỗ trợ sự sống.
“Europa - mặt trăng của sao Mộc là nơi có thể có sự sống nhất trong hệ Mặt trời, ngoài Trái đất. Đây cũng là nơi mà chúng ta nên tập trung nghiên cứu, truy tìm sự sống” - Robert Pappalardo, một nhà khoa học chuyên nghiên cứu về các hành tinh tại Phòng thí nghiệm động cơ phản lực của NASA, đặt tại Pasadena, California nói.
Kính thiên văn Kepler của NASA phát hiện ra Kepler-22b từ lâu nhưng tới tháng 12/2011 mới chính thức công bố. Đó là một "siêu Trái đất" có bán kính gấp khoảng 2,4 lần bán kính Trái Đất và nếu Kepler-22b cũng bị tác động bởi hiệu ứng nhà kính thì nhiệt độ bề mặt trung bình của nó sẽ là khoảng 22 độ C. Kepler-22b cách hệ Mặt Trời khoảng 600 năm ánh sáng và quay quanh một ngôi sao rất giống Mặt trời của chúng ta.
HD 85512b cũng được coi là một siêu Trái đất khác, lớn hơn Trái đất 3,6 lần, cách hành tinh chúng ta 35 năm ánh sáng và thuộc chòm sao Cánh Buồm (Vela). Các nhà thiên văn học công bố việc phát hiện HD 85512b trong tháng 9/2011. Ước tính nhiệt độ bề mặt trung bình của nó là 25 độ C.
Gliese 667Cc xoay quanh một ngôi sao lùn đỏ nằm cách Trái đất 22 năm ánh sáng và thuộc chòm sao Bọ cạp (Scorpius). Nó được mệnh danh là “siêu Trái đất”, lớn hơn ít nhất 4,5 lần so với hành tinh của chúng ta và hoàn thành một vòng quay trong 28 ngày. Các nhà khoa học cho rằng, nước trên Gliese 667Cc cũng ở dạng lỏng như Gliese 581g và nhiệt độ bề mặt tương đương với nhiệt độ Trái đất. Ngoài ra, vì nằm trong hệ hành tinh 3 ngôi sao cho nên sẽ có ít nhất một hành tinh khác cũng xoay quanh Gliese 667C.
Gliese 581 c là một hành tinh quay quanh ngôi sao lùn đỏ Gliese 581. Đây là hành tinh thứ 2 trong hệ hành tinh này được phát hiện và là hành tinh thứ 3 tính từ Gliese 581. Đây cũng là hành tinh đầu tiên nằm trong vùng sự sống của Gliese 581, với nhiệt độ thích hợp để nước tồn tại ở dạng lỏng trên bề mặt và thậm chí nơi đây có thể có vi khuẩn giống như trên Trái đất sinh sống.
Gliese 581 g (còn gọi là Gl 581 g hay GJ 581 g) là một hành tinh ngoài Hệ mặt trời. Nó quay quanh sao lùn đỏ Gliese 581, nằm ở chòm sao Thiên Xứng, cách Trái Đất 20,5 năm ánh sáng (1,94×1014 km). Nó là hành tinh thứ 6 được phát hiện trong hệ sao Gliese 581 và là hành tinh thứ 4 tính từ ngôi sao.
Tau Ceti e là một ngôi sao ở chòm sao Kình Ngư về mặt quang phổ giống Mặt trời nhưng chỉ bằng 78% trọng lượng Mặt trời. Với khoảng cách 12 năm ánh sáng so với Hệ mặt trời, nó là một ngôi sao khá gần. Tau Ceti thiếu kim loại và do đó người ta cho rằng nó ít có khả năng có các hành tinh đá. Các quan sát đã phát hiện lượng bụi gấp mười lần xung quanh Tau Ceti hơn ở Thái dương hệ. Ngôi sao này có vẻ ổn định với ít biến thể sao.