10 nhân vật ảnh hưởng nhất tới bộ máy an ninh Mỹ (1)

Google News

(Kiến Thức) - Cố vấn An ninh quốc gia Thomas Donilon, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta, Ngoại trưởng Hillary... là những nhân vật ảnh hưởng nhất tới bộ máy an ninh Mỹ nhiệm kỳ I của ông Obama.


 

1. Cố vấn An ninh quốc gia Thomas Donilon


Thomas Donilon là nhân vật thân cận với Phó Tổng thống Joe Biden, được chỉ định thay thế Tướng hải quân 4 sao đã nghỉ hưu James Logan Jones làm Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ vào tháng 10/2010.  

Khi được bổ nhiệm, Tổng thống Barack Obama "ca ngợi" ông Thomas là người có trí tuệ thâm sâu. Ông là người có khả năng đánh giá và cân bằng thông tin từ các cơ quan chính phủ để giúp thực thi chính sách của Tổng thống chính là ưu điểm nổi bật nhất của Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ này.

Ông Thomas là người có kinh nghiệm trong những chiến dịch tranh cử Tổng thống của Đảng Dân chủ. Hơn nữa, là cựu quan chức Bộ Ngoại giao và có thâm niên trong công tác chính phủ nên việc bổ nhiệm ông Thomas vào chiếc ghế Cố vấn An ninh quốc gia được đánh giá là “khá hợp tình hợp lý”. 

Trước khi đảm nhiệm vị trí trên, ông Thomas được đào tạo để trở thành luật sư và ông chưa từng đảm nhiệm chức vụ nào trong quân đội. Sự nghiệp của ông bắt đầu có “hào quang” sau khi làm phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ trong chính quyền cựu Tổng thống Bill Clinton.

2. Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta


Khi ông mới nhậm chức ông chủ Lầu Năm Góc thì nhiều người nhận định rằng, ông sẽ lãnh đạo theo hướng "cứng nhắc" giống như người tiền nhiệm của ông là cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates. Tuy nhiên, ông Panetta đã xử lý công việc rất linh hoạt và đạt được nhiều chiến tích vẻ vang. 

Dù ông Panetta không còn đảm nhiệm chức vụ trên trong nhiệm kỳ thứ 2 của Tổng thống Obama và quay về nghỉ ngơi cùng gia đình ở một khu rừng óc chó gần thành phố Davis, bang California vào năm 2013 thì nhiều người vẫn mong đợi ảnh hưởng của ông Panetta sẽ khiến cho Lầu Năm Góc tiếp tục cắt giảm ngân sách dành cho các hoạt động quân sự. 

Trước khi đảm nhiệm vị trí lãnh đạo tối cao ở Lầu Năm Góc, ông Panetta từng đảm đương vị trí Giám đốc Cơ quan Tình báo Mỹ (CIA) và lập công lớn trong chiến dịch truy lùng và tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden. 

3. Ngoại trường Mỹ Hillary Clinton


Trong nhiệm kỳ 4 năm làm Ngoại trường Mỹ, bà Hillary Clinton đã lập kỷ lục công du đến hơn 100 nước với tư cách nhà ngoại giao hàng đầu của cường quốc số 1 thế giới.

Bà Clinton đã giúp nước Mỹ hoạch định lại các yếu tố cơ bản của chiến lược an ninh quốc gia ngày ngày nay cũng như làm hồi sinh ảnh hưởng của Bộ Ngoại giao nước này sau khi chính quyền cựu Tổng thống Bush gạt mặt trận này sang một bên.

Trong suốt thời gian làm công cán trong nội các của Tổng thống Obama, bà Hillary luôn nhận được những đánh giá cao và nhiều lời đồn đoán. Đặc biệt còn xuất hiện tin đồn rằng, bà được xem là ứng viên Tổng thống tiềm năng nhất trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2016.

Khi Ngoại trường Clinton được giao trọng trách quan trọng trên thì nhiều người cho rằng công việc này khă nặng nề mà cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ khó có thể đảm đương được. Tuy nhiên, bà đã chứng minh cho mọi người thấy rằng bà làm rất tốt và có phần hơn cánh mày râu. 

4. Cố vấn trưởng chống khủng bố của Tổng thống Obama tại Nhà Trắng John Brennan


Trong thời gian đảm nhiệm vị trí trên, một trong những chính sách lâu dài mà ông Brennan góp phần định hình là tăng cường các cuộc oanh kích của máy bay không người lái. Với chiến thuật này, quân đội Mỹ đã tiêu diệt được hàng trăm tay súng ở Pakistan, Yemen và Somalia.

Mới đây, ông được Tổng thống Barack Obama để cử vào vị trí Giám đốc CIA. Đây là lần thứ hai ông Brennan có mặt trong danh sách chạy đua vào vị trí Giám đốc CIA. Trước đó, Tổng thống Obama lựa chọn nhân tài tham gia chính quyền nhiệm kỳ đầu tiên của ông. 

Theo giới chuyên môn đánh giá, ông Brennan là ứng viên hàng đầu cho vị trí người lãnh đạo tối cao của CIA nhưng ông đã tự rút lui vì những tranh cãi liên quan đến quá khứ phục vụ của ông trong chính quyền Tổng thống George W. Bush. Ông rút lui khỏi danh sách trên vì những cáo buộc cho rằng, ông ủng hộ hoặc không ngăn chặn được việc sử dụng "các kỹ thuật thẩm vấn quá mức" khi đang là một quan chức cấp cao của CIA làm việc trong chính quyền cựu Tổng thống Bush. 

Một trong những chiến tích mà ông Brennan lập được đó là lên kế hoạch cuộc tập kích giết chết trùm khủng bố al-Qaeda. Ông Brennan là một thành viên cố cán, làm việc trực tiếp với Tổng thống về chiến lược này. Thêm vào đó, ông có 25 năm kinh nghiệm làm việc tại CIA công thêm sự am hiểu tường tận về tình hình Trung Đông và vấn đề khủng bố trong khu vực. 

Do đó, ông Brennan được đánh giá là sự lựa chọn tối ưu nhất vì có quan điểm tương đồng về chống khủng bố và chính sách đối ngoại với Tổng thống Obama.

5. Thứ trưởng Quốc phòng Mike Vickers


Thứ trưởng Quốc phòng Michael Vickers là cựu thành viên lực lượng đặc biệt Green Beret của quân đội Mỹ từ năm 19 tuổi, cựu điệp viên CIA và Trưởng nhóm chuyên gia chống khủng bố hàng đầu ở Washington.
 
Ông Vickers đầu quân vào đơn vị bán quân sự của CIA và tham chiến trong cuộc xâm lược của Mỹ ở Granada năm 1983. Sau khi rời khỏi CIA năm 1986 và trải qua một thời gian làm việc cho các tổ chức nghiên cứu và học viện ở Washington, ông lấy được bằng thạc sĩ ở Wharton School và học vị tiến sĩ của Khoa nghiên cứu quốc tế ĐH Johns Hopskins.

Ông Vickers ngồi vào vị trí trên từ giữa nhiệm kỳ của chính quyền của cựu Tổng thống Bush cho đến ngày nay. Ông được đánh giá là một trong những chuyên gia săn lùng khủng bố “khét tiếng” nhất của nước Mỹ. Bên cạnh đó, ông là người có khả năng thuyết phục khá tốt khi "lôi kéo" được ông Robert M. Gates (lúc đó là Bộ trưởng Quốc phòng), một người luôn cẩn trọng ủng hộ chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden.



Nhật Anh

Bình luận(0)