Phiến đá vôi cổ đại Gabriel có những dòng chữ bí ẩn được tìm thấy tại Biển Chết vào năm 2000. Các chuyên gia suy đoán phiến đá này có niên đại vào thế kỷ đầu trước công nguyên. Đây là thời kỳ Đền thờ thứ hai của người Do Thái.
Theo các chuyên gia, nếu con người giải mã được ý nghĩa của những ký tự viết trên đá Gabriel thì nó sẽ giúp chúng ta khám phá, tìm hiểu những kiểu tôn giáo vốn thịnh hành trên vùng đất thánh vào thời Chúa Jesus ra đời.
Chuyên gia tại Viện Bảo tàng Israel cho hay, phiến đá cổ Gabriel là tài liệu quan trọng nhất từng được tìm thấy trong khu vực kể từ khi con người phát hiện ra các cuộn giấy Biển Chết. Cả hai tài liệu cổ xưa này đều được viết vào cùng một thời điểm. Chúng được người Do Thái cổ viết rất gọn gàng.
Trong năm 2008, Knohl - học giả về Kinh Thánh thuộc Đại học Hebrew, Jerusalem, Israel cho rằng, những dòng chữ chưa rõ nghĩa trên phiến đá cổ bao gồm khái niệm về sự phục sinh của một đấng cứu thế có từ trước thời Chúa Jesus.
Học giả Knohl đã đưa ra nhận định trên sau khi các chuyên gia giải mã được ý nghĩa một đoạn ngắn trên phiến đá Gabriel. Theo đó, nội dung của đoạn văn tự ngắn được dịch là: "Trong 3 ngày, ngài sẽ sống". Giới học giả thế giới đã tổ chức hội nghị toàn cầu vào năm 2009 để tranh luận về nội dung những dòng chữ viết trên phiến đá vôi cổ Gabriel.
Một nhóm chuyên gia Mỹ cũng truy tìm ý nghĩa của những dòng chữ này. Họ dùng những phương pháp hiện đại nhất để có thể hiểu được nội dung tài liệu cổ đại. Tuy nhiên, những nỗ lực của họ cũng không đem lại kết quả khả quan. Sau đó, học giả Knohl cũng rút lại giả thuyết chấn động ban đầu về việc tồn tại một đấng cứu thế có từ trước thời Chúa Jesus. Tuy nhiên, những cuộc tranh luận gay gắt xung quanh giả thuyết do ông "khơi mào" vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt. Hiện chỉ có khoảng 40% trong số 87 dòng ký tự Do Thái cổ là có thể đọc được và mặt phiến đá Gabriel xuất hiện 2 đường nứt chéo nhau, khiến nó bị chia thành 3 mảnh.
Các chuyên gia đã dịch thuật được 5 đoạn. Giới chuyên gia đều đồng ý rằng nội dung của đoạn ký tự được trưng bày ở Viện Bảo tàng Israel đề cập đến viễn cảnh tận thế khi vùng đất Jerusalem bị tấn công. Khi đó, Đức chúa trời đã xuất hiện cùng các tổng lãnh thiên thần trên các cỗ xe để cứu thành phố. Trong đó, Gabriel là nhân vật quan trọng nhất trong các tổng lãnh thiên thần. Đây cũng chính là lý do phiến đá vôi cổ trên được đặt tên như vậy.
Phiến đá vôi cổ đại Gabriel có những dòng chữ bí ẩn được tìm thấy tại Biển Chết vào năm 2000. Các chuyên gia suy đoán phiến đá này có niên đại vào thế kỷ đầu trước công nguyên. Đây là thời kỳ Đền thờ thứ hai của người Do Thái.
Theo các chuyên gia, nếu con người giải mã được ý nghĩa của những ký tự viết trên đá Gabriel thì nó sẽ giúp chúng ta khám phá, tìm hiểu những kiểu tôn giáo vốn thịnh hành trên vùng đất thánh vào thời Chúa Jesus ra đời.
Chuyên gia tại Viện Bảo tàng Israel cho hay, phiến đá cổ Gabriel là tài liệu quan trọng nhất từng được tìm thấy trong khu vực kể từ khi con người phát hiện ra các cuộn giấy Biển Chết. Cả hai tài liệu cổ xưa này đều được viết vào cùng một thời điểm. Chúng được người Do Thái cổ viết rất gọn gàng.
Trong năm 2008, Knohl - học giả về Kinh Thánh thuộc Đại học Hebrew, Jerusalem, Israel cho rằng, những dòng chữ chưa rõ nghĩa trên phiến đá cổ bao gồm khái niệm về sự phục sinh của một đấng cứu thế có từ trước thời Chúa Jesus.
Học giả Knohl đã đưa ra nhận định trên sau khi các chuyên gia giải mã được ý nghĩa một đoạn ngắn trên phiến đá Gabriel. Theo đó, nội dung của đoạn văn tự ngắn được dịch là: "Trong 3 ngày, ngài sẽ sống". Giới học giả thế giới đã tổ chức hội nghị toàn cầu vào năm 2009 để tranh luận về nội dung những dòng chữ viết trên phiến đá vôi cổ Gabriel.
Một nhóm chuyên gia Mỹ cũng truy tìm ý nghĩa của những dòng chữ này. Họ dùng những phương pháp hiện đại nhất để có thể hiểu được nội dung tài liệu cổ đại. Tuy nhiên, những nỗ lực của họ cũng không đem lại kết quả khả quan.
Sau đó, học giả Knohl cũng rút lại giả thuyết chấn động ban đầu về việc tồn tại một đấng cứu thế có từ trước thời Chúa Jesus. Tuy nhiên, những cuộc tranh luận gay gắt xung quanh giả thuyết do ông "khơi mào" vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt. Hiện chỉ có khoảng 40% trong số 87 dòng ký tự Do Thái cổ là có thể đọc được và mặt phiến đá Gabriel xuất hiện 2 đường nứt chéo nhau, khiến nó bị chia thành 3 mảnh.
Các chuyên gia đã dịch thuật được 5 đoạn. Giới chuyên gia đều đồng ý rằng nội dung của đoạn ký tự được trưng bày ở Viện Bảo tàng Israel đề cập đến viễn cảnh tận thế khi vùng đất Jerusalem bị tấn công. Khi đó, Đức chúa trời đã xuất hiện cùng các tổng lãnh thiên thần trên các cỗ xe để cứu thành phố. Trong đó, Gabriel là nhân vật quan trọng nhất trong các tổng lãnh thiên thần. Đây cũng chính là lý do phiến đá vôi cổ trên được đặt tên như vậy.