Cù lao Thu là tên gọi khác của Phú Quý, huyện đảo thuộc tỉnh Bình Thuận, cách TP Phan Thiết khoảng 120 km về hướng đông nam. Có ý kiến cho rằng, sở dĩ gọi là cù lao Thu vì đây là ngư trường nhiều cá thu. Theo trang TTĐT huyện Phú Quý, năm Thiệu Trị thứ 4 (1844), tổng Hạ được đổi tên thành tổng Phú Quý.Cù lao Xanh cách trung tâm TP Quy Nhơn khoảng 24 km về phía đông nam, chính là xã đảo Nhơn Châu thuộc địa phương này. Đến cù lao Xanh, du khách có thể tận hưởng thiên nhiên biển đảo hoang sơ, yên bình, khám phá ngọn hải đăng cổ, cột cờ chủ quyền, bãi Nhỏ...Hòn Cỏ, Thảo Phù, Con Hổ, Hòn Mệ là những tên khác của Cồn Cỏ, nay là huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Trị. Theo trang TTĐT huyện Cồn Cỏ, đảo có vị trí đặc biệt, nằm vắt ngang vĩ tuyến 17, là cửa ngõ phía nam Vịnh Bắc Bộ, có ý nghĩa quan trọng về quân sự...Huyện đảo Lý Sơn của Quảng Ngãi trước đây còn được gọi là cù lao Ré. Theo Địa chí Quảng Ngãi, do cù lao này có nhiều cây ré, một loài thực vật mọc hoang, nên dân gian từ đó gọi thành tên. Từ cảng Sa Kỳ (huyện Bình Sơn), du khách có thể đi tàu cao tốc ra đảo Lý Sơn, khám phá các điểm đến thú vị ở đây như cổng Tò Vò, chùa Hang, núi Thới Lới, đảo Bé...Đảo Khỉ thuộc quần đảo Cát Bà, cách trung tâm thị trấn Cát Bà (huyện Cát Hải, TP Hải Phòng) khoảng 2 km. Nơi đây vốn gọi là đảo Cát Dứa, vì theo các tài liệu, trên đảo có nhiều cây dứa dại mọc um tùm. Đến đảo, du khách có thể check-in cùng những chú khỉ ở đây, tắm biển, chèo thuyền kayak, ngắm vịnh Lan Hạ...Cù lao Chàm là xã đảo Tân Hiệp, thuộc TP Hội An, nằm cách bờ biển Cửa Đại khoảng 15 km. Theo trang TTĐT xã, cụm đảo cù lao Chàm gồm Hòn Lao là đảo lớn, cùng 7 đảo nhỏ nằm rải rác: Hòn Ông, Hòn Tai, Hòn Dài, Hòn Mồ / Hòn Mô, Hòn Lá, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô Con. Nơi đây đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.Hòn Sơn về mặt hành chính là xã Lại Sơn, thuộc huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, cách TP Rạch Giá khoảng 60 km. Nơi đây còn được gọi là Hòn Rái hay Hòn Sơn Rái. Có một số cách giải thích khác nhau cho những tên gọi này như do trên đảo có nhiều rái cá sinh sống, hoặc do trên đảo có nhiều cây dầu rái...
Cù lao Thu là tên gọi khác của Phú Quý, huyện đảo thuộc tỉnh Bình Thuận, cách TP Phan Thiết khoảng 120 km về hướng đông nam. Có ý kiến cho rằng, sở dĩ gọi là cù lao Thu vì đây là ngư trường nhiều cá thu. Theo trang TTĐT huyện Phú Quý, năm Thiệu Trị thứ 4 (1844), tổng Hạ được đổi tên thành tổng Phú Quý.
Cù lao Xanh cách trung tâm TP Quy Nhơn khoảng 24 km về phía đông nam, chính là xã đảo Nhơn Châu thuộc địa phương này. Đến cù lao Xanh, du khách có thể tận hưởng thiên nhiên biển đảo hoang sơ, yên bình, khám phá ngọn hải đăng cổ, cột cờ chủ quyền, bãi Nhỏ...
Hòn Cỏ, Thảo Phù, Con Hổ, Hòn Mệ là những tên khác của Cồn Cỏ, nay là huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Trị. Theo trang TTĐT huyện Cồn Cỏ, đảo có vị trí đặc biệt, nằm vắt ngang vĩ tuyến 17, là cửa ngõ phía nam Vịnh Bắc Bộ, có ý nghĩa quan trọng về quân sự...
Huyện đảo Lý Sơn của Quảng Ngãi trước đây còn được gọi là cù lao Ré. Theo Địa chí Quảng Ngãi, do cù lao này có nhiều cây ré, một loài thực vật mọc hoang, nên dân gian từ đó gọi thành tên. Từ cảng Sa Kỳ (huyện Bình Sơn), du khách có thể đi tàu cao tốc ra đảo Lý Sơn, khám phá các điểm đến thú vị ở đây như cổng Tò Vò, chùa Hang, núi Thới Lới, đảo Bé...
Đảo Khỉ thuộc quần đảo Cát Bà, cách trung tâm thị trấn Cát Bà (huyện Cát Hải, TP Hải Phòng) khoảng 2 km. Nơi đây vốn gọi là đảo Cát Dứa, vì theo các tài liệu, trên đảo có nhiều cây dứa dại mọc um tùm. Đến đảo, du khách có thể check-in cùng những chú khỉ ở đây, tắm biển, chèo thuyền kayak, ngắm vịnh Lan Hạ...
Cù lao Chàm là xã đảo Tân Hiệp, thuộc TP Hội An, nằm cách bờ biển Cửa Đại khoảng 15 km. Theo trang TTĐT xã, cụm đảo cù lao Chàm gồm Hòn Lao là đảo lớn, cùng 7 đảo nhỏ nằm rải rác: Hòn Ông, Hòn Tai, Hòn Dài, Hòn Mồ / Hòn Mô, Hòn Lá, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô Con. Nơi đây đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Hòn Sơn về mặt hành chính là xã Lại Sơn, thuộc huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, cách TP Rạch Giá khoảng 60 km. Nơi đây còn được gọi là Hòn Rái hay Hòn Sơn Rái. Có một số cách giải thích khác nhau cho những tên gọi này như do trên đảo có nhiều rái cá sinh sống, hoặc do trên đảo có nhiều cây dầu rái...