Theo tờ Bulgarian Military, hình ảnh về những quả bom mà Nga sử dụng công nghệ mới để biến một quả bom thường FAB-250 thành vũ khí dẫn đường đã xuất hiện trên mạng xã hội. Thiết bị điều khiển bom là mô-đun lập kế hoạch và hiệu chỉnh (UMPC), đã được sử dụng trước đó với bom thường FAB-500, để biến nó thành bom dẫn đường.Bằng chứng bằng hình ảnh này cũng khẳng định, việc biến bom thường thành bom có điều khiển của Nga và Mỹ là hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên, xuất hiện bức ảnh về loại bom lượn có điều khiển FAB-250.Hiện nay có rất ít thông tin nêu chi tiết về phương pháp cụ thể mà Nga sử dụng để biến bom thường FAB-250 thành bom có điều khiển. Bức ảnh trên càng trở nên quan trọng hơn, khi không quân Nga bắt đầu sử dụng rộng rãi các loại bom lượn có điều khiển như vậy từ tháng 7 năm nay.Đồng thời, phạm vi thực tế mà các máy bay ném bom của Nga có thể sử dụng các loại vũ khí dẫn đường trên, hiện vẫn chưa có thông tin rõ ràng. Ví dụ, cự ly khi Nga bắt đầu sử dụng bom FAB-250 để tấn công trận địa tên lửa phòng không ở khu vực phía đông vào mùa hè năm ngoái không vượt quá 10 km tính từ tiền tuyến.Tiếp đến là thông tin về loại máy bay sử dụng bom lượn có điều khiển của Nga cũng chưa rõ ràng. Một số thông tin cho rằng, loại bom này chỉ giành riêng cho chiến đấu cơ Su-35 và Su-34, hay còn mở rộng cho cả máy bay cường kích Su-24 hay Su-25?Ngược lại với bom JDAM-ER của Mỹ, bom UMPC của Nga có những sự khác biệt, mặc dù bản chất là cả hai thiết bị hiệu chỉnh này, đều nhằm biến những quả bom thường thành bom có điều khiển. Tuy nhiên, thiết bị hiệu chỉnh UMPC của Nga lại được thợ kỹ thuật lắp vào bom, trước khi lắp bom lên máy bay.Một khác biệt kỹ thuật đáng kể khác của bom lượn của Nga với của Mỹ là giá đỡ cánh nâng bom; ví dụ như của loại FAB-500M-62, được cố định vào bom bằng các đai vít. Không giống như bom JDAM-ER của Mỹ là chúng được chế tạo dưới dạng nguyên khối và được hàn chắc vào bom.Tuy nhiên, một số chuyên gia đã phân tích lợi thế rõ ràng của bom lượn lắp UMPC của Nga. Những vũ khí này có thể được chuyển đổi nhanh chóng từ bom thường sang bom có điều khiển ngay tại sân bay. Ngược lại, việc lắp đặt mô-đun điều khiển của JDAM-ER của Mỹ đòi hỏi thiết bị chuyên dùng trong xưởng sửa chữa hoặc xưởng sản xuất.Việc kiểm tra những mảnh còn sót lại của UMPC cho thấy, những quả bom lượn này được trang bị thiết bị dẫn đường vệ tinh Kometa-M. Mô-đun này được thiết kế đặc biệt để thu tín hiệu vệ tinh từ hệ thống định vị GPS hoặc GLONASS, bất chấp mọi sự can thiệp từ các thiết bị bảo vệ vô tuyến điện tử của đối phương.FAB-250 là một loại bom thả từ trên không, do Liên Xô thiết kế cho các nhiệm vụ chung, có trọng lượng toàn bộ là 250 kg, trong đó có 90 kg thuốc nổ TNT hoặc thuốc nổ bột nhôm; bán kính sát thương của bom là 120 mét. Bom có thể tiêu diệt sinh lực, phá hủy vũ khí trang bị và công sự không kiên cố.Loại bom FAB-250 đã được Liên Xô xuất khẩu rộng rãi cho các quốc gia đồng minh và đã được triển khai trong nhiều cuộc xung đột, đặc biệt là ở các lục địa Châu Á và Châu Phi. Mẫu M-46 đầu tiên được giới thiệu vào năm 1946, sau đó là mẫu M-54 được chỉnh sửa về mặt khí động học vào năm 1954.Cả hai mẫu M-46 và mẫu M-54 đầu tiên được thiết kế để vận chuyển trong khoang bom của máy bay ném bom hạng nặng. Biến thể M-62 có hình dáng khí động học hơn, được phát triển vào năm 1962, được thiết kế để lắp bên ngoài trên các mấu treo của máy bay ném bom chiến đấu.Bom FAB-250 là loại bom không điều khiển (bom thường) và chỉ sử dụng một ngòi nổ duy nhất ở mũi bom. FAB-250 M62 được Liên Xô sản xuất hàng loạt và có thể trang bị trên tất cả các mẫu máy bay ném bom và chiến đấu của Liên Xô.Bom FAB-250 đã được sử dụng nhiều trong cuộc chiến của Liên Xô ở Afghanistan (từ năm 1979 – 1988). Trong cuộc chiến tại Syria, cả máy bay chiến đấu của Nga và Syria đều sử dụng bom FAB-250. Loại bom này cũng được không quân Ethiopia sử dụng trong chiến tranh Tigray.Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, Nga đã cải tiến bom FAB-250 thành bom có điều khiển bằng cách lắp thêm mô-đun lập kế hoạch và hiệu chỉnh, hay còn gọi là UMPC. UMPC là một thiết bị gồm hệ thống dẫn đường quán tính, kết hợp hiệu chỉnh sai số bằng vệ tinh, có tác dụng lái quả bom, bay đến tọa độ được nạp sẵn thông qua các cánh lái riêng.Bom FAB-250 M-62 có trọng lượng nhẹ hơn bom FAB-500 M-62 và về mặt khí động học có lợi thế hơn so với phiên bản nặng hơn nó; do vậy tầm bay lượn của loại bom này, khi được thả ở độ cao 10 km, có thể bay xa tới 80 km. Tuy nhiên sức công phá của bom FAB-250 nhỏ hơn mẫu FAB-500.Việc biến bom thường thành bom có điều khiển của Nga, không chỉ giúp Nga có thêm loại vũ khí dẫn đường chính xác với giá rẻ, số lượng lớn. Nhưng quan trọng hơn là sẽ hạn chế thiệt hại về máy bay, khi phi công, khi họ không phải bay vào khu vực sát thương của các loại vũ khí phòng không của Ukraine, để thả bom trực tiếp trên đầu mục tiêu.
Theo tờ Bulgarian Military, hình ảnh về những quả bom mà Nga sử dụng công nghệ mới để biến một quả bom thường FAB-250 thành vũ khí dẫn đường đã xuất hiện trên mạng xã hội. Thiết bị điều khiển bom là mô-đun lập kế hoạch và hiệu chỉnh (UMPC), đã được sử dụng trước đó với bom thường FAB-500, để biến nó thành bom dẫn đường.
Bằng chứng bằng hình ảnh này cũng khẳng định, việc biến bom thường thành bom có điều khiển của Nga và Mỹ là hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên, xuất hiện bức ảnh về loại bom lượn có điều khiển FAB-250.
Hiện nay có rất ít thông tin nêu chi tiết về phương pháp cụ thể mà Nga sử dụng để biến bom thường FAB-250 thành bom có điều khiển. Bức ảnh trên càng trở nên quan trọng hơn, khi không quân Nga bắt đầu sử dụng rộng rãi các loại bom lượn có điều khiển như vậy từ tháng 7 năm nay.
Đồng thời, phạm vi thực tế mà các máy bay ném bom của Nga có thể sử dụng các loại vũ khí dẫn đường trên, hiện vẫn chưa có thông tin rõ ràng. Ví dụ, cự ly khi Nga bắt đầu sử dụng bom FAB-250 để tấn công trận địa tên lửa phòng không ở khu vực phía đông vào mùa hè năm ngoái không vượt quá 10 km tính từ tiền tuyến.
Tiếp đến là thông tin về loại máy bay sử dụng bom lượn có điều khiển của Nga cũng chưa rõ ràng. Một số thông tin cho rằng, loại bom này chỉ giành riêng cho chiến đấu cơ Su-35 và Su-34, hay còn mở rộng cho cả máy bay cường kích Su-24 hay Su-25?
Ngược lại với bom JDAM-ER của Mỹ, bom UMPC của Nga có những sự khác biệt, mặc dù bản chất là cả hai thiết bị hiệu chỉnh này, đều nhằm biến những quả bom thường thành bom có điều khiển. Tuy nhiên, thiết bị hiệu chỉnh UMPC của Nga lại được thợ kỹ thuật lắp vào bom, trước khi lắp bom lên máy bay.
Một khác biệt kỹ thuật đáng kể khác của bom lượn của Nga với của Mỹ là giá đỡ cánh nâng bom; ví dụ như của loại FAB-500M-62, được cố định vào bom bằng các đai vít. Không giống như bom JDAM-ER của Mỹ là chúng được chế tạo dưới dạng nguyên khối và được hàn chắc vào bom.
Tuy nhiên, một số chuyên gia đã phân tích lợi thế rõ ràng của bom lượn lắp UMPC của Nga. Những vũ khí này có thể được chuyển đổi nhanh chóng từ bom thường sang bom có điều khiển ngay tại sân bay. Ngược lại, việc lắp đặt mô-đun điều khiển của JDAM-ER của Mỹ đòi hỏi thiết bị chuyên dùng trong xưởng sửa chữa hoặc xưởng sản xuất.
Việc kiểm tra những mảnh còn sót lại của UMPC cho thấy, những quả bom lượn này được trang bị thiết bị dẫn đường vệ tinh Kometa-M. Mô-đun này được thiết kế đặc biệt để thu tín hiệu vệ tinh từ hệ thống định vị GPS hoặc GLONASS, bất chấp mọi sự can thiệp từ các thiết bị bảo vệ vô tuyến điện tử của đối phương.
FAB-250 là một loại bom thả từ trên không, do Liên Xô thiết kế cho các nhiệm vụ chung, có trọng lượng toàn bộ là 250 kg, trong đó có 90 kg thuốc nổ TNT hoặc thuốc nổ bột nhôm; bán kính sát thương của bom là 120 mét. Bom có thể tiêu diệt sinh lực, phá hủy vũ khí trang bị và công sự không kiên cố.
Loại bom FAB-250 đã được Liên Xô xuất khẩu rộng rãi cho các quốc gia đồng minh và đã được triển khai trong nhiều cuộc xung đột, đặc biệt là ở các lục địa Châu Á và Châu Phi. Mẫu M-46 đầu tiên được giới thiệu vào năm 1946, sau đó là mẫu M-54 được chỉnh sửa về mặt khí động học vào năm 1954.
Cả hai mẫu M-46 và mẫu M-54 đầu tiên được thiết kế để vận chuyển trong khoang bom của máy bay ném bom hạng nặng. Biến thể M-62 có hình dáng khí động học hơn, được phát triển vào năm 1962, được thiết kế để lắp bên ngoài trên các mấu treo của máy bay ném bom chiến đấu.
Bom FAB-250 là loại bom không điều khiển (bom thường) và chỉ sử dụng một ngòi nổ duy nhất ở mũi bom. FAB-250 M62 được Liên Xô sản xuất hàng loạt và có thể trang bị trên tất cả các mẫu máy bay ném bom và chiến đấu của Liên Xô.
Bom FAB-250 đã được sử dụng nhiều trong cuộc chiến của Liên Xô ở Afghanistan (từ năm 1979 – 1988). Trong cuộc chiến tại Syria, cả máy bay chiến đấu của Nga và Syria đều sử dụng bom FAB-250. Loại bom này cũng được không quân Ethiopia sử dụng trong chiến tranh Tigray.
Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, Nga đã cải tiến bom FAB-250 thành bom có điều khiển bằng cách lắp thêm mô-đun lập kế hoạch và hiệu chỉnh, hay còn gọi là UMPC. UMPC là một thiết bị gồm hệ thống dẫn đường quán tính, kết hợp hiệu chỉnh sai số bằng vệ tinh, có tác dụng lái quả bom, bay đến tọa độ được nạp sẵn thông qua các cánh lái riêng.
Bom FAB-250 M-62 có trọng lượng nhẹ hơn bom FAB-500 M-62 và về mặt khí động học có lợi thế hơn so với phiên bản nặng hơn nó; do vậy tầm bay lượn của loại bom này, khi được thả ở độ cao 10 km, có thể bay xa tới 80 km. Tuy nhiên sức công phá của bom FAB-250 nhỏ hơn mẫu FAB-500.
Việc biến bom thường thành bom có điều khiển của Nga, không chỉ giúp Nga có thêm loại vũ khí dẫn đường chính xác với giá rẻ, số lượng lớn. Nhưng quan trọng hơn là sẽ hạn chế thiệt hại về máy bay, khi phi công, khi họ không phải bay vào khu vực sát thương của các loại vũ khí phòng không của Ukraine, để thả bom trực tiếp trên đầu mục tiêu.