Kỳ thú hiện tượng vòng tròn lửa sáng rực bầu trời tối nay

Google News

(Kiến Thức) - Theo các nhà khoa học, vào khoảng 19h10 ngày 26/2, hiện tượng thiên văn vòng tròn lửa (ring of fire) sẽ xuất hiện trên bầu trời.

Hiện tượng thiên văn vòng tròn lửa (ring of fire) là hiện tượng thiên nhiên vô cùng kỳ thú, thu hút sự quan tâm của nhiều người yêu khoa học. Được biết, hiện tượng kỳ thú này sẽ xuất hiện vào khoảng 19h30 ngày 26/2, tức tối nay (theo giờ Việt Nam).
Theo các nhà thiên văn, các quốc gia Chile, Argentina, Angola, Zambia và Cộng hòa Dân chủ Congo là những địa điểm lí tưởng nhất để chiêm ngưỡng hiện tượng này.
Rất đáng tiếc, Việt Nam không nằm trong khu vực có thể quan sát hiện tượng thiên văn có "1-0-2" này.
Ky thu hien tuong vong tron lua sang ruc bau troi toi nay
 Hiện tượng vòng tròn lửa kỳ thú. Nguồn ảnh: Washington Post
Hiện tượng vòng tròn lửa còn được gọi là nhật thực hình khuyên năng lượng mặt trời, theo tiếng La-tinh có nghĩa là “vòng tròn”, xảy ra khi mặt trăng ở gần cực điểm, điểm cách xa trái đất nhất trong quỹ đạo hình elip hành tinh, khiến nó không thể bao trùm toàn bộ mặt trời. Do vậy, vòng ánh sáng mặt trời vẫn sáng và tỏa ra xung quanh chu vi của mặt trăng.
Để chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn này một cách an toàn, tuyệt đối không quan sát bằng mắt thường, camera hay qua qua kính thiên văn, ống nhòm nếu không được gắn phim lọc mặt trời chuyên dụng. Tuyệt đối không được sử dụng các loại kính râm để quan sát nhật thực.
Không sử dụng các phim lọc sáng không dùng cho mục đích thiên văn như phim X-quang, băng video, kính hơ khói, giấy gói quà v.v…để quan sát, các loại này có thể lọc được ánh sáng nhưng có thể sẽ không lọc được những tia hồng ngoại và tử ngoại sẽ làm tổn thương mắt của bạn.
Các kính thiên văn và ống nhòm khi được bịt phim lọc mặt trời chuyên dụng ở đầu ống kính có thể sử dụng để quan sát nhật thực. Có thể quan sát gián tiếp bằng phương pháp dùng chậu nước pha mực. Sử dụng chậu nước pha mực đen và quan sát ảnh mặt trời trong chậu nước, có thể sử dụng một tấm kính để tăng độ phản xạ. Mực pha phải đảm bảo độ đen để quan sát không bị chói.
Lưu Thoa (TH)

>> xem thêm

Bình luận(0)