Bánh hấp. Bánh hấp là món ăn ưa thích của người dân Trung Quốc. Thậm chí, nó còn được thưởng thức thay các bữa cơm hàng ngày. Ngoài sự hấp dẫn từ lớp vỏ mềm mại, mùi thơm lừng hấp dẫn, bánh còn khá giàu dinh dưỡng nhờ phần nhân thịt viên bên trong.
Mì Saozi. Ngoài bánh hấp, mì là một trong những món ăn khá quen thuộc với người dân nước này. Có nhiều cách chế biến song mì saozi được đánh giá đặc sắc nhất và là món ăn nổi tiếng vùng Thiểm Tây. Mì saozi có vị hơi chua, cay và được thưởng thức chủ yếu vào dịp sinh nhật. Ngoài nguyên liệu chính là mì, món ăn còn cần đến các thành phần không thể thiếu như trứng, cà rốt, tỏi…Bánh bao. Bánh bao không chỉ phổ biến ở Trung Quốc mà còn được biết đến ở nhiều nơi khác trên thế giới. Ngoài việc là lựa chọn quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày, bánh bao còn trở thành món không thể thiếu trong các lễ hội lớn. Thậm chí, trong các tour du lịch cho người ngoại quốc, người ta còn sắp xếp nhằm giới thiệu quy trình làm bánh cầu kỳ. Đậu hũ. Đậu hũ là món ăn truyền thống ở miền bắc Trung Quốc. Đậu hũ có hai vị chính là mặn, ngọt và thường được ăn vào bữa sáng kèm bánh hấp, bánh bao hoặc mì. Đậu hũ Trung Quốc có được hương vị thơm ngon đặc biệt nhờ kinh nghiệm chế biến tích lũy hàng trăm năm. Thịt lợn nướng mật ong. Được chế biến với mật ong, đường trắng, nâu cùng các gia vị khác, thịt lợn nướng mật ong là một trong những đặc sản trứ danh tại Quảng Đông. Chính sự cầu kỳ suốt quá trình chế biến cùng hương vị đặc biệt khiến món ăn dễ dàng “hớp hồn” người thưởng thức.
Tôm say rượu. Là món ăn phổ biến ở Chiết Giang, phía đông nam Trung Quốc. Để có được những con tôm ngà ngà say, người ta làm sạch rồi cho tôm ngâm vào tô chứa đầy rượu, ớt, dấm và tỏi. Đợi khoảng 30 phút khi thực phẩm đã ngấm, người ta dùng lửa châm vào rượu, làm chín rồi thưởng thức một cách ngon lành.
Đậu phụ thối. Nổi tiếng nặng mùi nên không phải ai cũng có thể thưởng thức được nó một cách ngon lành. Tuy nhiên, với dân “ghiền”, bất chấp vẻ bề ngoài xấu xí cùng mùi hương khó ngửi, đậu phụ thối chiên giòn, sốt hoặc nấu canh vẫn vô cùng hấp dẫn.
Cá sốt dấm. Xuất hiện từ thời nhà Tống song nhờ hương vị thơm ngon đặc biệt nên cá sốt dấm vẫn được lưu truyền đến tận ngày nay. Cá có vị chua ngọt tự nhiên nhờ dung dịch sốt dấm trộn đường.
Sườn chua ngọt. Sườn chua ngọt xuất hiện đầu tiên tại vùng Vô Tích, Giang Tô. Ngày nay, món ăn phổ biến khắp Trung Quốc với sự kết hợp hoàn hảo của vị chua, ngọt, mặn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể làm sườn chua ngọt ngon. Phải có bí quyết riêng thì miếng sườn mới chín, ngấm đều, vàng ruộm mà vẫn săn chắc.
Bánh hấp. Bánh hấp là món ăn ưa thích của người dân Trung Quốc. Thậm chí, nó còn được thưởng thức thay các bữa cơm hàng ngày. Ngoài sự hấp dẫn từ lớp vỏ mềm mại, mùi thơm lừng hấp dẫn, bánh còn khá giàu dinh dưỡng nhờ phần nhân thịt viên bên trong.
Mì Saozi. Ngoài bánh hấp, mì là một trong những món ăn khá quen thuộc với người dân nước này. Có nhiều cách chế biến song mì saozi được đánh giá đặc sắc nhất và là món ăn nổi tiếng vùng Thiểm Tây. Mì saozi có vị hơi chua, cay và được thưởng thức chủ yếu vào dịp sinh nhật. Ngoài nguyên liệu chính là mì, món ăn còn cần đến các thành phần không thể thiếu như trứng, cà rốt, tỏi…
Bánh bao. Bánh bao không chỉ phổ biến ở Trung Quốc mà còn được biết đến ở nhiều nơi khác trên thế giới. Ngoài việc là lựa chọn quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày, bánh bao còn trở thành món không thể thiếu trong các lễ hội lớn. Thậm chí, trong các tour du lịch cho người ngoại quốc, người ta còn sắp xếp nhằm giới thiệu quy trình làm bánh cầu kỳ.
Đậu hũ. Đậu hũ là món ăn truyền thống ở miền bắc Trung Quốc. Đậu hũ có hai vị chính là mặn, ngọt và thường được ăn vào bữa sáng kèm bánh hấp, bánh bao hoặc mì. Đậu hũ Trung Quốc có được hương vị thơm ngon đặc biệt nhờ kinh nghiệm chế biến tích lũy hàng trăm năm.
Thịt lợn nướng mật ong. Được chế biến với mật ong, đường trắng, nâu cùng các gia vị khác, thịt lợn nướng mật ong là một trong những đặc sản trứ danh tại Quảng Đông. Chính sự cầu kỳ suốt quá trình chế biến cùng hương vị đặc biệt khiến món ăn dễ dàng “hớp hồn” người thưởng thức.
Tôm say rượu. Là món ăn phổ biến ở Chiết Giang, phía đông nam Trung Quốc. Để có được những con tôm ngà ngà say, người ta làm sạch rồi cho tôm ngâm vào tô chứa đầy rượu, ớt, dấm và tỏi. Đợi khoảng 30 phút khi thực phẩm đã ngấm, người ta dùng lửa châm vào rượu, làm chín rồi thưởng thức một cách ngon lành.
Đậu phụ thối. Nổi tiếng nặng mùi nên không phải ai cũng có thể thưởng thức được nó một cách ngon lành. Tuy nhiên, với dân “ghiền”, bất chấp vẻ bề ngoài xấu xí cùng mùi hương khó ngửi, đậu phụ thối chiên giòn, sốt hoặc nấu canh vẫn vô cùng hấp dẫn.
Cá sốt dấm. Xuất hiện từ thời nhà Tống song nhờ hương vị thơm ngon đặc biệt nên cá sốt dấm vẫn được lưu truyền đến tận ngày nay. Cá có vị chua ngọt tự nhiên nhờ dung dịch sốt dấm trộn đường.
Sườn chua ngọt. Sườn chua ngọt xuất hiện đầu tiên tại vùng Vô Tích, Giang Tô. Ngày nay, món ăn phổ biến khắp Trung Quốc với sự kết hợp hoàn hảo của vị chua, ngọt, mặn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể làm sườn chua ngọt ngon. Phải có bí quyết riêng thì miếng sườn mới chín, ngấm đều, vàng ruộm mà vẫn săn chắc.