Giải mã lực lượng không quân chiến lược đầu tiên trên thế giới

Google News

(Kiến Thức) - Dù chỉ tồn tại không lâu và hoạt động thiếu hiệu quả, tuy nhiên sự ra đời của loại vũ khí này lại đặt nền móng đầu tiên cho lực lượng không quân chiến lược thế giới.

Và loại vũ khí này chính là khinh khí cầu những phương tiện bay đầu tiên của con người trước khi máy bay xuất hiện. Giống như mọi phát minh khác của nhân loại khinh khí cầu cũng được sử dụng cho mục đích quân sự nhất là trong hàng không quân sự. Đây cũng là vũ khí đặt những nền tảng đầu tiên cho lực lượng không quân chiến lược thế giới.
Hải quân và Lục quân
Vào đầu Chiến tranh Thế giới thứ nhất, một lực lượng nhỏ khí cầu có điều khiển của Đức đã được biên chế cho Lục quân và Hải quân (tổng cộng có 7 chiếc hoạt động được). Ở thời điểm đó, cả hai quân chủng này của Đế quốc Đức này vẫn còn giữ thái độ khác nhau trong việc sử dụng khí cầu trên chiến trường. Lục quân Đức chủ yếu xem chúng như máy bay ném bom tầm thấp và đã sử dụng những chiếc khí cầu được trang bị để tấn công các thành phố như Liege và Antwerp vào những tháng đầu tiên của cuộc đại chiến.
 Khí cầu sử dụng để do thám trong hải quân với khả năng bay cao, giúp mở rộng tầm nhìn của hoa tiêu, phát hiện mục tiêu từ xa hơn nhiều so với việc nhìn từ dưới thấp. Nguồn ảnh: Shape.
Nhưng chẳng mấy chốc họ đã chán sử dụng nhưng loại khí cầu khổng lồ, dễ bị tấn công này do chúng tỏ ra ì ạch, dễ bị tấn công bởi hỏa lực phòng không. Do đó, sau trận Verdun năm 1916, Lục quân đã từ bỏ việc sử dụng khí cầu để ném bom chiến thuật.
Ngược lại, Hải quân Đế quốc Đức có cách tiếp cận hoàn toàn khác. Họ sử dụng khí cầu để trinh sát từ xa trên biển và dùng chúng để cố thực hiện nhiệm vụ ném bom chiến lược vào các thành phố của Anh. Cả lục quân và Hải quân đều sử dụng khí cầu trong vai trò thứ hai này, lợi dụng lợi thế duy nhất và quan trọng nhất đó là các loại máy bay thời này hoàn toàn không vươn tới tầm cao của khinh khí cầu.
Zeppelin oanh tạc
Tuy có hai nhà sản xuất khí cầu chủ đạo trong cuộc chiến bao gồm Zeppelin và Công ty Schutte-Lanz. Nhưng "Zeppelin" đã trở thành tên gọi tắt thông dụng cho mọi khí cầu do Đức chế tạo. Người phụ trách các chiến dịch khí cầu này là Thiếu tá Pêtrr Strasser, chỉ huy lực lượng Luftschiffer.
Đợt ném bom đầu tiên từ Zeppelin bắt đầu vào ngày 19/1/1915, khi hai chiếc khí cầu mang số hiệu L3 và L4 tấn công vào Great Yarmouth, Sheringham và King's Lynn (Anh). Tổn thất của Anh trong cuộc tấn công này không quá lớn nếu không muốn nói là "như không" với chỉ 2 người thiệt mạng và 16 người bị thương cùng vài tòa nhà dính bom, vài chục cửa kính bị vỡ toang. Tuy nhiên vấn đề lại là cuộc tấn công để lại cú sốc quá lớn cho người Anh khi họ "bó tay" hoàn toàn trước các khi cầu này, không thể đánh chặn chúng bằng máy bay tiêm kích thông thường được mà chỉ có thể sử dụng phòng không bắn lên một cách không hiệu quả.
 Khí cầu Zeppelin được Đức sử dụng trong Quân đội. Nguồn ảnh: Dailymail.
Sau nhiệm vụ này, các đợt oanh tạc bằng Zeppelin vào bờ biển Anh diễn ra khá thường xuyên, London bắt đầu bị ném bom lần đầu vào ngày 31/5/1915 và nhìn chung cũng đạt được kết quả khá đáng kể. Tổng cộng có 181 người bị giết, 455 người bị thương trong các cuộc tấn công của Zeppelin vào Anh chỉ tính riêng trong năm 1915 và gây ra tổn thất trị giá hàng trăm ngàn bảng Anh.
Ban đầu, khả năng phòng không của Anh tỏ ra vô dụng khi phải đối đầu với Zeppelin. Máy bay tiêm kích phải khó khăn lắm mới lên được độ cao ngang bằng với các khi cầu, mà có lên được thì chúng cũng không bắn hạ được các khí cầu này do phần khung của khí cầu được thiết kế rất vững, đạn súng máy đặt trên máy bay hoàn toàn vô dụng. Pháo phóng không cũng rất khó tìm và phát hiện ra khí cầu khổng lồ di chuyển rất nhẹ nhàng trong các cuộc oanh tạc đêm này. Mặc dù vậy, lợi thế của khí cầu Zeppelin cũng dần bị xóa bỏ.
Càng về sau, người Anh càng cải tiến các chiến đấu cơ của mình với khả năng bay tốt hơn với việc được trang bị đạn nổ, đạn cháy cho các khẩu súng máy đã giúp các phi công có vũ khí đủ mạnh để tấn công nhưng khí cầu này. Thậm chí, nếu không thể tấn công được ở Anh thì Không quân Anh sẽ đánh chặn các khí cầu trên đường nó quay về hoặc thậm chí là ngay khi nó đang nằm trên sân bay ở Pháp.
 Tranh minh họa hoạt động của phi hành đoàn bên trong các khí cầu Zeppelin. Nguồn ảnh: Warfare.
Tới năm 1916, Lục quân Đức đã chính thức dừng việc sử dụng khí cầu như một loại phương tiện ném bom tầm xa. Tuy nhiên Hải quân Đức vẫn sử dụng khí cầu như phương tiện do thám tầm xa cho tới tận hết chiến tranh; thậm chí Hải quân Đức còn sử dụng các loại khí cầu mới với tầm bay cao hơn nhiều so với thời đầu chiến tranh, cao đến nỗi phi hành đoàn có thể bị hạ thân nhiệt hay bị bỏng lạnh nếu quên... đóng cửa sổ".
Xét về tổng thể, thiệt hại mà Zeppelin gây ra khá ít ỏi, chỉ khoảng 90.000 Bảng Anh trong cả năm 1917 (chỉ vài đợt tấn công năm 1915 cũng gây ra thiệt hại lớn hơn thế) - thì tổn thất của chúng là quá lớn. Tổng cộng trong số 115 chiếc Zeppelin được triển khai trong toàn cuộc chiến, hơn một phần ba hoặc đã bị phá hủy hoặc hỏng đến mức không thể sửa chữa.
Khí cầu Zeppelin
Dài đến 160 mét và các phiên bản sau này thậm chí còn dài gần 250 mét, khinh khí cầu Zeppelin mà Đức sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất là thứ vũ khí mang tính cách mạng và vượt thời đại - dù rằng hiệu quả của chúng quá thấp. Cụ thể, loại khí cầu này mang được tới 23,5 tấn bom các loại, đây là lượng bom mà ngay cả các máy bay ném bom ngày nay vẫn "nằm mơ" và chỉ rất ít loại máy bay ném bom chiến lược hiện đại mang được ngần đó bom trong mỗi phi vụ.
Kết cấu của khí cầu dùng trong quân sự hoàn toàn khác với loại khí cầu dân sự. Cụ thể, khí cầu Zeppelin có khả năng chứa được 68.500 mét khối khí hydro. Lượng khí này được chia ra chứa trong nhiều túi nhỏ khác nhau, các túi nhỏ có thể tích khoảng 3000 mét khối mỗi túi được gắn chặt vào khung khí cầu. Khi một hay một vài túi này bị bắn thủng, khí cầu vẫn có thể bay tốt với lượng khí còn lại mà không sợ rơi.
Mặc dù vậy, tốc độ của khí cầu là rất thấp, chỉ khoảng 80 km/h và phụ thuộc nhiều vào hướng gió cũng như điều kiện tự nhiên bên ngoài. Tới khi tiêm kích của Anh có thể với tới độ cao của các khinh khí cầu Đức thì các khinh khí cầu này hoàn toàn không thể chạy nổi do tốc độ quá "lề mề" của chúng.
Mời độc giả xem Video: Khinh khí cầu Zeppelin trong chiến tranh thế giới thứ nhất của Đức. Nguồn: History.
Tuấn Anh

>> xem thêm

Bình luận(0)