Trung Quốc sắp có 7 “tàu sân bay” mới ở Biển Đông?

Google News

(Kiến Thức) - Với các chiến đấu cơ cất hạ cánh thẳng đứng (VTOL), Trung Quốc có thể biến các rạn san hô ở Biển Đông thành các “tàu sân bay không thể đánh chìm”.

Trung Quốc đang bồi đắp xây dựng 7 “đảo nhân tạo” trên các rạn san hô và bãi đá ngầm mà nước này đánh chiếm trái phép ở vùng biển thuộc Quần đảo Trường Sa trên Biển Đông. Đáng chú ý là cả 7 “đảo nhân tạo” này đều có bãi đáp dành cho máy bay trực thăng, ngoài việc có hai đường băng sân bay dài tới 3.000 mét. Như vậy là Trung Quốc có tới 7 “tàu sân bay không thể đánh chìm” ở Quần đảo Trường Sa, nếu sử dụng loại chiến đấu cơ cất hạ cánh thẳng đứng (VTOL) như F-35B.
Trung Quoc sap co 7 “tau san bay” moi o Bien Dong?
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35B hạ cánh thẳng đứng trên tàu đổ bộ của Thủy quân lục chiến Mỹ. 
Theo trang mạng Reference News (Tin tức tham khảo) do hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã quản lý, đây là một quyết định chiến lược quan trọng do chi phí khổng lồ của dự án.
Nhà phân tích Vasily Kashin của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ ở Moscow cho biết máy bay cất hạ cánh thẳng đứng (VTOL) mà Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo sẽ được sử dụng chủ yếu cho tác chiến trên biển.
Về mặt lý thuyết,  các máy bay chiến đấu VTOL có thể được sử dụng ở những khu vực không có sân bay, trong đó có địa hình miền núi hiểm trở. Liên Xô đã cố gắng sử dụng các bãi đáp do máy ủi san bằng để triển khai chiến đấu cơ Yak-38 (có tin nói là sử dụng công nghệ VTOL) để hoạt động ở Afghanistan trong những năm 1980. Tuy nhiên, ở các vùng núi non hiểm trở, chiến đấu cơ VTOL tỏ ra không có hiệu quả bằng trực thăng vũ trang.
Trung Quoc sap co 7 “tau san bay” moi o Bien Dong?-Hinh-2
Chiến đấu cơ AV-8B Harrier II cất cánh thẳng đứng trên tàu tấn công đổ bộ của Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ.
Lực lượng thủy quân lực chiến Mỹ cũng thường xuyên sử dụng chiến đấu cơ AV-8B Harrier II để tác chiến ở Afghanistan. Tuy nhiên, loại  máy bay này được sử dụng căn cứ không quân thông thường, chứ không hề sử dụng chức năng hạ cất cánh thẳng đứng. Về lý thuyết, loại máy bay này rất thích hợp, khi đường băng bị đối phương phá hủy. Tuy nhiên, khả năng tác chiến của AV-8B là khá hạn chế so với các loại máy bay chiến đấu thông dụng khác.
Mạng tin Reference News cho biết Trung Quốc đang có kế hoạch để sử dụng loại chiến đấu cơ VTOL ở những  khu vực miền núi như dãy Himalaya hoặc khu vực Trung Á, những nơi có cơ sở hạ tầng yếu kém. Theo mạng tin này, nhiều khả năng loại chiến đấu cơ sẽ được triển khai trên biển.
Chiến đấu cơ VTOL và các tàu sân bay loại nhỏ chính là một sự thay thế giá rẻ cho một đội tàu sân bay tấn công thực sự. Chỉ có Mỹ mới sử dụng chiến đấu cơ VTOL cùng với các loại máy bay chiến đấu thông thường.
Tuy nhiên, việc Mỹ sử dụng chiến đấu cơ AV-8B một phần vì  Lực lượng Thủy quân lục chiến có ảnh hưởng lớn và hoạt động khá độc lập. Thủy quân lục chiến Mỹ thường yêu cầu được trang bị các loại máy bay riêng, trong đó có các chiến đấu cơ AV-8B.
Nhiều chuyên gia quân sự Mỹ đã chỉ trích thói “chơi ngông” này của Thủy quân lục chiến vì theo họ, sẽ là khôn ngoan hơn nếu đầu tư nâng cấp các loại chiến đấu cơ thông dụng cất hạ cánh trên tàu sân bay "thông dụng”.
Trung Quoc sap co 7 “tau san bay” moi o Bien Dong?-Hinh-3
Tuy không có đường băng dài 3.000m như Đá Chữ Thập, nhưng Đá Gạc Ma mà Trung Quốc đánh chiếm của Việt Nam năm 1988 cũng có thể biến thành "tàu sân bay không thể đánh chìm".
Mạng tin Reference News cho rằng lực lượng Lính thủy đánh bộ chỉ  là một bộ phận của Hải quân Trung Quốc (PLAN). Điều này cho thấy rằng các máy bay tiêm kích VTOL là rất quan trọng đối với toàn bộ lực lượng Hải quân Trung Quốc vì nó dễ dàng trong khâu triển khai. Loại máy bay VTOL này có thể được sử dụng trên các “đảo nhân tạo” mà Trung Quốc vừa bồi đắp ở Biển Đông và biến chúng thành những "tàu sân bay không thể chìm”.
Trung Quốc cũng đang có kế hoạch xây dựng một hạm đội tàu đổ bộ (cùng với việc thiết kế loại tàu đổ bộ tấn công Type 081) có thể biến thành một hạm đội tàu sân bay hạng nhẹ trong tương lai.
Minh Châu (Theo WCT)

Bình luận(0)