“Trung-Nhật, chiến tranh lạnh ở châu Á”

Google News

Sau khi phỏng vấn hai chuyên gia về Trung Quốc, nhật báo Le Monde ngày 12/3 đăng dòng tít cảnh báo “Trung-Nhật, chiến tranh lạnh ở châu Á”.

 Ảnh minh họa

Trả lời phỏng vấn, hai chuyên gia Jean-Philippe Béja và Valérie Niquet phân tích cặn kẽ nhiều vấn đề cốt lõi trong tranh chấp Nhật-Trung, trong đó có mấy vấn đề nổi cộm sau:

Trước tiên, nhìn về ban lãnh đạo mới của hai nước, hai chuyên gia Béja và Niquet đều khắng định ở  Trung Quốc, Tổng Bí thư ĐCS TQ Tập Cận Bình đã đặt ra ba mục tiêu: tiếp tục cải cách kinh tế, chống tham nhũng và khẳng định chủ quyền quốc gia. Giờ đây, ông Tập sắp chính thức trở thành Chủ tịch nước, cũng đã điều hành Quân ủy Trung ương và lại có quan hệ gần gũi với quân đội.

Nhìn sang Nhật Bản, Thủ tướng Shinzo Abe từ khi nhậm chức đã liên tiếp tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp biển đảo. Thật ra, khi làm Thủ tướng Nhật Bản năm 2006, ông Abe cũng đã từng có ý xích lại gần Trung Quốc. Chính phủ kế nhiệm được bầu hồi năm 2009 cũng đã có ý này.

Thế nhưng, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới, Trung Quốc cảm thấy thời cơ đã đến để tiến những ván bài trên biển. Vì thế, Nhật Bản cảm thấy cái ý tưởng xích lại gần Bắc Kinh đã không còn tác dụng gì. Trong một bối cảnh như vậy, hai chuyên gia nói trên cảnh báo khó có cơ may căng thẳng Bắc Kinh-Tokyo lắng dịu trở lại trong thời gian tới.

Bàn về tham vọng của Trung Quốc, hai chuyên gia Béja và Niquet cho rằng Trung Quốc cảm thấy đủ mạnh và muốn thiết lập một trật tự thế giới lưỡng cực thời hậu Chiến tranh lạnh. Đó là một thế giới có sự  phân chia ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Trong toan tính đó, trước tiên Trung Quốc muốn Mỹ để cho nước này thống trị châu Á. Thế nhưng, đó là điều “không thể chấp nhận” đối với Mỹ và các cường quốc khu vực khác. Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã kéo theo việc Mỹ trở lại châu Á-Thái Bình Dương, một sự trở lại được một số nước trong khu vực “mở rộng vòng tay chào đón”.

Liên quan đến chiến lược của Trung Quốc đối với Đông Á, hai chuyên gia Béja và Niquet cho rằng chiến lược đó là “khiêu khích để làm cho đối thủ thấy sợ mà nhượng bộ”. Chỉ có điều Trung Quốc vẫn chưa đủ sức để làm điều đó, mặc dù Bắc Kinh vẫn đang hành động như thể đã có đầy đủ phương tiện trong tay. Nói về tiềm lực quốc phòng, Trung Quốc vẫn chưa thể so bì với Mỹ. Đó là chưa kể Mỹ còn có nhiều đồng minh khu vực rất hùng mạnh.

Trả lời câu hỏi “Mỹ sẽ đóng vai trò như thế nào trong khu vựcnày ?”, hai chuyên gia Pháp nói trên cho rằng chiến lược lần này của Washington là cho Trung Quốc thấy rằng biết rằng Mỹ vẫn còn hiện diện ở châu Á.

Hai chuyên gia Jean-Philippe Béja và Valérie Niquet nhấn mạnh đối với Mỹ, để đương đầu với Trung Quốc vào thời điểm này, chỉ có một sách lược duy nhất là tạo ra một cuộc Chiến tranh lạnh ở châu Á.

TIN LIÊN QUAN:

ĐANG ĐỌC NHIỀU:



Văn Bình

Bình luận(0)