Trung Quốc làm gì nếu Triều Tiên thử hạt nhân?

Google News

(Kiến Thức) - Trung Quốc và Mỹ sẽ làm gì nếu Triều Tiên kiên quyết thử hạt nhân vào dịp Tết Âm lịch  sắp tới?

 Việc Triều Tiên kiên quyết thử hạt nhân khiến cho cả Mỹ lẫn Trung Quốc "đau đầu, nhức óc".

Việc lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ra chỉ thị “quan trọng” về tăng cường sức mạnh quân sự và bảo vệ chủ quyền quốc gia tại Hội nghị Quân ủy Trung ương vừa qua cho thấy Bình Nhưỡng có thể thử hạt nhân “bất cứ lúc nào”.

Triều Tiên thử hạt nhân lần ba vào dịp Tết Quý Tỵ?

Hội nghị Quân ủy Trung ương lần này có  sự tham gia của các vị tướng lĩnh đầu ngành, Ủy ban Quốc phòng Quốc gia và lực lượng tên lửa chiến lược. Hội nghị đã thảo luận về việc “tạo nên một bước chuyển lớn lao trong việc thúc đẩy tiềm lực quân sự” Triều Tiên.

Thông tấn xã KCNA ngày 2/2 loan tin Kim Jong-un đã chủ trì hội nghị này và đọc diễn văn “quan trọng và mang ý nghĩa lịch sử” kết thúc hội nghị. Ông Kim đã “bày tỏ quyết tâm mạnh mẽ” nhằm thực hiện một cách “vô điều kiện và triệt để” các nhiệm vụ chiến đấu mà ông đã đề ra.

Các nguồn tin tình báo nói rằng Triều Tiên đã hoàn tất việc chuẩn bị cho vụ thử hạt nhân lần ba. Bình Nhưỡng tuyên bố rằng vụ thử này nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc áp đặt sau vụ Triều Tiên phóng tên lửa mang vệ tinh hồi tháng 12/2012. Suốt một tuần qua, Bình Nhưỡng hàng ngày phát đi các cảnh báo đe dọa sẽ hành động đáp trả các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc, trong đó có tuyên bố về một sự “trả đũa khốc liệt nhất”.

Đài KBS của Hàn Quốc đưa tin Seoul đã phát hiện nhiều hoạt động đang diễn ra xung quanh đường hầm ở Punggye-ri thuộc tỉnh Bắc Hamgyeong, nơi được cho là CHDCND Triều Tiên có thể tiến hành thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba.

Báo JoongAng Ilbo số ra ngày 4/2 đưa tin vụ thử lần này có liên quan đến loại vũ khí hạt nhân sử dụng uranium được làm giàu ở cấp độ vũ khí. Hai vụ thử  hạt nhân trong năm 2006 và 2009 đều liên quan đến vũ khí hạt nhân dựa trên cơ sở plutonium. Các bức ảnh do vệ tinh do thám chụp được cho thấy công việc chuẩn bị thử hạt nhân đã được hoàn tất ở bãi thử Punggye-ri, với hơn 90.000 mét khổi đất đá đã được dọn sạch.

Vụ thử này có thể sẽ diễn ra vào dịp Tết Nguyên đán. Trước đó, giới phân tích dự đoán Bình Nhưỡng sẽ thử hạt nhân vào dịp kỷ niệm sinh nhật cố lãnh đạo Kim Jong-il (6/2) hoặc trước khi tân Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye nhậm chức vào 25/2.

Chương trình tên lửa-hạt nhân của Triều Tiên tiến xa đến đâu?


Kế hoạch tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ ba sau khi phóng thành công tên lửa Unha-3 mang vệ tinh vào quĩ đạo cho thấy Triều Tiên đang tiến tới chế tạo đầu đạn hạt nhân, song song với việc nâng cấp tên lửa đạn đạo. Vấn đề được đặt ra là Triều Tiên đã tiến sát mục tiêu này đến mức nào?

CNN dẫn lời nhà phân tích chuyên về Đông Bắc Á Daniel Pinkston của Nhóm khủng hoảng quốc tế ICG (International Crisis Group) nhận định vụ thử lần này liên quan đến “tên lửa, đầu đạn (hạt nhân) và độ tin cậy của chúng”. Theo ông, “đây là điều bí ẩn và chỉ có vài người ở Bắc Triều Tiên biết rõ”.
                                       
Trong báo cáo năm 2009, ICG ước tính Triều Tiên có từ 6-12 vũ khí hạt nhân. Nhưng giới chuyên gia còn đang tranh cãi liệu đó có phải là đầu đạn hạt nhân đủ nhỏ để lắp vào tên lửa và có đủ an toàn để bay tới mục tiêu hay không.

Nhân ngày giỗ đầu của cố lãnh đạo Kim Jong-il tháng 12/2012, Triều Tiên đã phóng thành công tên lửa đẩy Unha-3 mang vệ tinh “Ngôi sao sáng 3” vào quĩ đạo. Vụ phóng tên lửa này cho thấy Triều Tiên có trong tay tên lửa đạn đạo liên lục địa bắn tới lãnh thổ Mỹ.

Ngoài lo ngại Bình Nhưỡng có khả năng chế tạo được đầu đạn hạt nhân lắp vào tên lửa đan đạo, cộng đồng quốc tế còn lo ngại công nghệ hạt nhân của Triều Tiên có thể lọt ra thị trường vũ khí chợ đen.

Trung Quốc có thể sử dụng “lá bài cuối cùng”

Theo CNN, trước nguy cơ Bình Nhưỡng có thể thử hạt nhân lần thứ 3 “bất cứ lúc nào”, các vị ngoại trưởng Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đã cảnh cáo Triều Tiên chớ có “khiêu khích”. Trong cuộc điện đàm ngày 3/1, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida và Ngoại trưởng Hàn Quốc Kim Sung-hwan nhất trí rằng Bình Nhưỡng “sẽ phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng, nếu Triều Tiên tiếp tục các hành động khiêu khích”.

Thời báo Hàn Quốc cũng đưa tin Mỹ cảnh báo sẽ có những “phản ứng thích đáng”.

Về phần mình, Nga thông báo đã đặt các lực lượng vũ trang ở khu vực Viễn Đông ở trong tình trạng báo động cao độ.
Trong khi đó, theo Thời báo Hàn Quốc, Bắc Kinh đã có cách tiếp câ%3ḅn riêng. Trung Quốc đã siết chặt thủ tục hải quan tại các cửa khẩu chính dọc biên giới với Triều Tiên, đồng thời kêu gọi nối lại cơ chế đàm phán sáu bên vốn bị ngừng trê%3ḅ trong 4 năm qua.
 
Có thể nói, Trung Quốc vẫn còn nhiều công cụ có thể sử dụng để giải quyết những vấn đề vướng mắc với nước “đồng minh thân câ%3ḅn” này: ngừng viê%3ḅn trợ dầu nặng và lương thực vốn chiếm từ 50-80% nhu cầu của Triều Tiên. Mô%3ḅt số ít chuyên gia đưa ra dự đoán rằng Bắc Kinh có thể sẽ sử dụng đến “lá bài cuối cùng” có thể khiến chế đô%3ḅ hiê%3ḅn nay ở Triều Tiên bị sụp đổ hoặc chí ít thì Bình Nhưỡng cũng sẽ mất “người bảo trợ”. Tuy nhiên, cả hai điều này đều không phải là “mong muốn” của Bắc Kinh.

Các chuyên gia cho rằng sự trùng hợp hiếm hoi, hay chí ít là sự thống nhất quan điểm trong vấn đề Triều Tiên “gây đau đầu” cho cả Trung Quốc lẫn Mỹ đã cho thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề, nếu Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ ba.

Chỉ có điều, ngay cả khi Trung Quốc và Mỹ (G2) cùng phối hợp hành đô%3ḅng, hai cường quốc thế giới này cũng khó có thể buộc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân.

ĐANG ĐỌC NHIỀU:
TIN LIÊN QUAN:

Lê Chân (tổng hợp)

Bình luận(0)