Bí ẩn vũ trụ: Lớp siêu tân tinh lạ được phát hiện

Google News

(Kiến Thức) - Một nhóm các nhà thiên văn học do Tiến sĩ Alicia Margarita Soderberg dẫn đầu từ Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian đã công bố phát hiện ra một loại siêu tân tinh mới có tên là loại Iax.

Trước đây, siêu tân tinh được chia thành các loại sụp đổ lõi hoặc loại Ia. Siêu tân tinh sụp đổ lõi là kết quả vụ nổ của một ngôi sao lớn gấp khoảng 10 đến 100 lần so với mặt trời của chúng ta. Siêu tân tinh loại Ia là kết quả của quá trình phá vỡ hoàn toàn của một sao lùn trắng nhỏ.

Loại Iax mới được phát hiện, được mô tả trong một bài báo được xuất bản trên Tạp chí Vật lý thiên văn cho thấy nó mờ hơn và ít năng lượng hơn Loại Ia.

Bi an vu tru: Lop sieu tan tinh la duoc phat hien

Nguồn ảnh: ESA 

Mặc dù cả hai loại đều xuất phát từ sao lùn trắng nổ, nhưng siêu tân tinh loại Iax có thể không phá hủy hoàn toàn sao lùn trắng. - Tác giả của công trình, Tiến sĩ Ryan Foley cũng thuộc Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian nhận định.

Dựa trên nhiều dữ liệu quan sát khác nhau, các nhà thiên văn học đã kết luận rằng siêu tân tinh loại Iax đến từ hệ sao nhị phân chứa sao lùn trắng và ngôi sao đồng hành đã mất hydro bên ngoài, khiến nó bị chi phối bởi helium. Sao lùn trắng thu thập heli từ ngôi sao bình thường.

Họ không chắc chắn điều gì kích hoạt loại siêu tân tinh loại Iax hình thành. Có thể lớp helium bên ngoài bốc cháy trước, sau đó gửi một sóng xung kích vào sao lùn trắng. Ngoài ra, sao lùn trắng có thể bốc cháy trước tiên do ảnh hưởng của vỏ helium bị đốt cháy quá mức.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực


Huỳnh Dũng (theo Smithsonian Magazine)

>> xem thêm

Bình luận(0)