Mặt trăng máu “nhuộm đỏ” bầu trời xuất hiện cuối tuần này?

Google News

(Kiến Thức) - Hiện tượng Mặt trăng máu hiếm có được dự đoán xuất hiện vào thời gian từ 3-5/4, và là dấu hiệu sự trở lại của Chúa Kitô.

Hiện tượng Mặt trăng máu hiếm có được dự đoán xuất hiện vào cuối tuần này trong dịp Lễ Phục Sinh. Một số mục sư người Mỹ cho rằng hiện tượng đã được dự báo trong Kinh Thánh và là dấu hiệu sự trở lại của Chúa Kitô.
Mat trang mau nhuom do bau troi xuat hien cuoi tuan nay?
 Mặt trăng máu có thể xuất hiện vào cuối tuần này.
Theo đó, mọi người có thể nhìn thấy Mặt trăng trên bầu trời Bắc Mỹ, châu Á và Australia chuyển dần thành màu đỏ đậm.
Ấn bản Kinh Thánh “King James” viết: “Mặt trời sẽ trở nên đen tối, mặt trăng đỏ như máu trước ngày Chúa đến”.
Mục sư John Hagee nói rằng hiện tượng Mặt trăng máu rơi vào dịp Lễ Phục Sinh ngày cuối tuần là “một sự kiện to lớn và làm thay đổi toàn bộ thế giới”. Ông nói: “Tôi tin rằng chúng ta sẽ thấy một sự kiện trọng đại xảy ra ở Trung Đông, liên quan đến Israel và làm thay đổi tiến trình lịch sử ở Trung Đông và ảnh hưởng đến toàn thế giới”.
Mat trang mau nhuom do bau troi xuat hien cuoi tuan nay?-Hinh-2
 Một hình ảnh về hiện tượng Mặt trăng máu xảy ra trước đây.
Hiện tượng Mặt trăng máu thực chất là Nguyệt thực toàn phần. Khi đó, Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng cùng nằm trên một đường thẳng. Mặt trăng sẽ bị bóng của Trái đất che phủ hoàn toàn khiến cho Mặt trời không thể chiếu trực tiếp vào nó. Lúc này, Mặt trăng sẽ thay đổi nhiều màu sắc khác nhau do hiện tượng tán xạ.
Khi ánh sáng Mặt trời đi xuyên qua lớp khí quyển Trái đất, do hiện tượng tán xạ nên các bước sóng ngắn màu xanh, tím... sẽ bị khí quyển hấp thụ gần như hoàn toàn. Ánh sáng có màu đỏ có bước sóng dài có khả năng xuyên qua bầu khí quyển nhiều nhất. Lúc này bầu khí quyển Trái đất như là một thấu kính hội tụ khổng lồ làm cho ánh sáng đỏ đi xuyên qua có xu hướng lệch về trục chính của vùng bóng tối mà ánh sáng này đã chiếu rọi Mặt trăng khi nó đi qua vùng này. Do đó ta thấy Mặt trăng có màu đỏ khi diễn ra Nguyệt thực – đó chính là “Mặt trăng máu”.
Duy Huệ (theo MR)

>> xem thêm

Bình luận(0)