Không trồng cây này trong nhà chắc chắn bạn sẽ hối hận

Google News

Không trồng cây chanh trong nhà dù lý do là gì chắc chắn bạn cũng sẽ hối hận - tìm hiểu ngay hôm nay.

Trong sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, giáo sư Đỗ Tất Lợi mô tả cây chanh là loại cây nhỏ nhắn hay có gai, gai dài 35 mm, búp non có màu đỏ. Lá hình trứng hay hình dài, dài 5,5-11 cm, rộng 3,5-6 cm, mép có răng cưa. Hoa trắng, nhuốm tím hạt hay đỏ tím, mọc đơn độc thành từng chùm 2-3 hoa. Lá có hình mũi mác, nhẵn hơi có lông. Quả nhỏ, vỏ mỏng nhẵn, chia thành 10-12 múi, mỗi múi chứa 2-3 hạt. Cơm quả rất chua.
Khong trong cay nay trong nha chac chan ban se hoi han
Ảnh minh họa. 
Về phân bố, giáo sư Đỗ Tất Lợi cho hay chanh được trồng khắp ở nước ta. Mùa hoa của cây chanh vào tháng 3-5, mùa quả từ tháng 6-9. Ngoài ra, người dân còn trồng một vụ chanh chiêm vào tháng 1-2.
Người dân trồng loại cây này chủ yếu lấy quả để ăn, lá làm gia vị. Trong Đông y, chanh được tận dụng từ quả, lá, rễ để làm vị thuốc, được thu hái gần như quanh năm, dùng cả tươi và khô.
Lớp vỏ xanh của chanh chứa tinh dầu là một chất lỏng màu vàng nhạt, mùi thơm chanh, còn vỏ trắng chứa pectin.
Giáo sư Lợi cho biết rong dịch quả chanh có 80-82% nước, 5-7% axit xitric, 1-2% xitrat axit canxi, kali, xitrat ety và 0,4-0,5% axit malic. Ngoài ra còn 0,4-0,75% đường interverti, 0,5% sacaroza, 0,75-1% protit. Độ tro 0,5%, vitamin C 65 mg trong 100 g dịch tươi.
Lá chanh chứa tinh dầu mùi thơm dễ chịu. Hàm lượng tinh dầu trong lá thay đổi từ 0,33-0,5%. Ngoài ra,lá còn chất stachydrin, một dẫn xuất của prolin.
Lợi ích từ cây chanh
>>>Mời độc giả xem v
ideo: "5 loại cây giúp ngủ ngon bạn nên trồng trong nhà" tại đây.
Nguồn video: YouTube/Interesting and Informative.
Những loại cây như lavender, nha đam, thường xuân... có tác dụng giảm lo âu, thải ra lượng lớn oxi... khi trồng trong phòng ngủ sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon.
Múi: Có thể phối hợp với muối ăn dùng ngậm chữa ho, viêm họng. Sau khi gội đầu, bạn có thể vắt một ít nước chanh quả lên có tác dụng làm trơn tóc.
Lá và ngọn: Lá thường dùng làm gia vị ăn với thịt gà, ốc, nấu nước để xông trị cảm cúm. Lá và búp non chanh giã nát đắp lên rốn trẻ em chữa bí đái, đầy chướng bụng.
Rễ: Dùng chữa ho dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với rễ dâu tằm, ngày dùng 6-12 g.
Tinh dầu quả và lá: Pha nước gội đầu, làm thơm các thuốc phiến, thuộc bột hay thuốc ngậm.
Vỏ chanh
- Chống ung thư
Việc uống trà nóng với lát vỏ chanh có thể ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.
Nguyên nhân là do trong vỏ chanh có chứa thành phần salvestrol Q40 và limonene, được biết đến với công dụng chiến đấu chống lại các tế bào ung thư trong cơ thể.
Ngoài ra, chất flavonoid có trong vỏ chanh còn có khẳng năng hạn chế sự phân chia của tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư da.
- Giảm căng thẳng
Vỏ chanh có khả năng giảm sự căng thẳng. Vỏ quả chanh có chứa bio-flavonoids, loại chất có khả năng làm giảm sự căng thẳng.
Ăn một vài lát vỏ chanh hay uống một cốc trà nóng cùng vài lát vỏ chanh sẽ giúp bạn giảm sự căng thẳng và lấy lại trạng thái cân bằng.
- Ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim
Sự hiện diện của kali trong vỏ chanh có tác dụng duy trì huyết áp ổn định trong cơ thể của chúng ta. Vì thế vỏ chanh cũng có tác dụng ngăn ngừa các bệnh về tim, đau tim và bệnh tiểu đường.
Chanh ướp muối: chanh bóc vỏ, bỏ hột, ướp muối khoảng 12 tiếng. ăn hay ngậm tùy ý. Dùng cho trường hợp sốt nóng, viêm họng, viêm thanh phế quản, đờm đặc, ho khan, khản giọng.
Theo An Nhiên/Khỏe & Đẹp

>> xem thêm

Bình luận(0)