Trong những tháng gần đây, Nga đã tấn công các đơn vị tiền tuyến và các thành phố giáp chiến tuyến của Ukraine bằng bom lượn. Chúng là những quả bom phá, bom nhiệt áp hoặc bom chùm, thả rơi tự do với cánh lượn được bật ra, giúp chúng bay như một chiếc tàu lượn và sau đó được dẫn đường bằng tín hiệu vệ tinh. Nguyên lý hoạt động tương tự như bom JDAM của Mỹ.Hiện nay, Ukraine có ít biện pháp đối phó với các cuộc tấn công bằng bom lượn của Nga. Mặc dù Ukraine đã có được vũ khí và công nghệ mới của phương Tây, để họ có thể đối phó với bom lượn của Nga tốt hơn, nhưng phương Tây đang đặt ra những hạn chế trong việc sử dụng vũ khí tiên tiến mà phương Tây cung cấp cho Ukraine.Một điều dễ nhận thấy là bom lượn có điều khiển có giá rẻ. Nga đang thả hàng trăm quả bom mỗi tuần vào các mục tiêu của Ukraine. Những quả bom này nhỏ và khó phát hiện trên radar, do chúng không sử dụng động cơ hoặc phát ra tín hiệu nhiệt, nên khó có thể phát hiện được. Máy bay Nga thả bom lượn cách tiền tuyến vài chục km, ngoài ô phòng không dã chiến của Quân đội Ukraine ở tiền tuyến.Tổng thống Ukraine Zelensky cho biết, chỉ trong tháng 8 này, đã có 3.000 quả bom lượn của Nga đánh trúng mục tiêu. Ông cho biết, cần có thêm hệ thống phòng không Patriot để đánh chặn những chiếc máy bay chiến đấu của Nga đang hàng ngày thả bom xuống tiền tuyến Ukraine một cách chính xác. Trước yêu cầu của Tổng thống Zelensky, Mỹ đang cố gắng viện trợ thêm hệ thống tên lửa phòng không Patriot, nhưng các hệ thống này rất đắt. Mặt khác, Ukraine phải mạo hiểm đưa những hệ thống này áp sát chiến trường, như vậy rất dễ bị biến thành mục tiêu của tên lửa Nga.Do vậy theo các chuyên gia phương Tây, biện pháp chống lại bom lượn thực tế nhất hiện nay đối với Ukraine, đó là phá hủy máy bay thả bom từ ngay trên mặt đất hoặc trên không. Điều này có thể thực hiện bằng cách sử dụng kết hợp tên lửa chiến thuật, khả năng không đối không và chiến tranh điện tử.Trong thời gian qua, Ukraine đã khéo léo sử dụng tên lửa chiến thuật và máy bay không người lái tự sát tiêu diệt các máy bay chiến đấu ở các sân bay của Nga. Vào tháng 5, Ukraine đã dùng tên lửa chiến thuật ATACMS do Mỹ viện trợ phá hủy ba máy bay chiến đấu tiên tiến của Nga ở bán đảo Crimea.Vào tháng 6 vừa qua, Ukraine đã phóng ít nhất 70 máy bay không người lái tự sát vào một sân bay nằm sâu trong lãnh thổ Nga, có thể đã phá hủy ba máy bay chuyên để thả bom lượn.Theo chính sách nới lỏng gần đây của Mỹ, Ukraine có thể phóng tên lửa ATACMS vào các lực lượng ở Nga đang tấn công hoặc sắp tấn công Ukraine. Nhưng người Ukraine cho biết, điều này chỉ áp dụng cho các mục tiêu cách Nga khoảng 100km. Rất có thể Mỹ sẽ cho phép Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS tấn công các sân bay nằm sâu trong lãnh thổ Nga.Nếu cần tầm bắn xa hơn nữa, Mỹ có thể cung cấp tên lửa hành trình tấn công mặt đất phóng từ trên không như AGM-158B JASSM-ER, có tầm bắn lên tới 1.000 km. Hiện Không quân Phần Lan và Ba Lan đang sở hữu những vũ khí ít bị phát hiện này. Nhưng điều này chắc khó xảy ra.Loại vũ khí thứ hai mà phương Tây vừa cung cấp cho Ukraine, có thể vô hiệu hóa bom lượn của Nga. Ukraine đã có máy bay chiến đấu F-16 của châu Âu và sắp tới là hai máy bay cảnh báo sớm và kiểm soát trên không AEW&C của Thụy Điển. Việc kết nối chúng sẽ tạo ra một khả năng mới, đặc biệt là nếu Mỹ cung cấp tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến tầm xa AIM-120C, thì máy bay F-16 của Ukraine có thể tấn công máy bay Nga, trước khi chúng kịp thả bom. Tên lửa AIM-120C dẫn đường bằng radar tự dẫn, theo kiểu “bắn và quên”, nhưng cần có phương tiện phát hiện sớm máy bay Nga. Máy bay AEW&C Saab là một radar bay trên không, chúng có thể xác định mục tiêu trên không ở khoảng cách 450 km và phát hiện cả mục tiêu trên mặt đất. Điều này rất quan trọng để theo dõi và tiêu diệt máy bay và hệ thống phòng không của Nga ở khoảng cách xa.Mặc dù máy bay chiến đấu F-16 của Ukraine đã cũ, nhưng chúng sở hữu nhiều thiết bị điện tử hiện đại, trong đó có cả đường truyền Link 16, một hệ thống tiêu chuẩn NATO để trao đổi dữ liệu chiến thuật. Máy bay AEW&C Saab có thể hoạt động sâu trong lãnh thổ Ukraine ở khoảng cách an toàn, từ đó dẫn đường cho F-16 tiếp cận mục tiêu.Biện pháp thứ ba của Ukraine để chống bom lượn Nga đó là sử dụng tác chiến điện tử, bằng cách đánh lừa hoặc gây nhiễu cho hệ thống định vị vệ tinh GLONASS hoặc GPS của bom lượn. Tác chiến điện tử có hiệu quả hơn với một số hệ thống khác. Để bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng, Ukraine sẽ cần các thiết bị gây nhiễu mạnh, để chặn tín hiệu vệ tinh trên một vùng rộng lớn.Những quả bom lượn có điều khiển của Nga hay Mỹ, đều được dẫn đường bằng hệ thống dẫn đường quán tính; tuy nhiên hệ thống này có sai số rất lớn. Để khắc phục sai số này, hệ thống dẫn đường quán tính phải sử dụng tín hiệu định vị vệ tinh để sửa sai. Do vậy khi hệ thống định vị vệ tinh bị gây nhiễu, quả bom vẫn bay được đến khu vực mục tiêu, nhưng độ chính xác rất kém.Trong chiến tranh, những vũ khí có tính năng tuyệt đối rất hiếm, do vậy chiến đấu thường đòi hỏi nhiều khả năng và sử dụng sáng tạo hoặc linh hoạt. Cần nhiều hơn cả hai để Ukraine có thể đánh bại mối đe dọa từ bom lượn của Nga.Các chuyên gia phương Tây kết luận, tên lửa chiến thuật tầm xa, máy bay F-16 và máy bay AEW&C, cùng với các khí tài tác chiến điện tử tiên tiến và các chính sách linh hoạt hơn của Mỹ và phương Tây đối với việc sử dụng chúng, mới có thể giúp Ukraine chống lại thứ vũ khí chết người này của Nga. (Nguồn ảnh: Sputnik, TASS, Ukrinform).
Trong những tháng gần đây, Nga đã tấn công các đơn vị tiền tuyến và các thành phố giáp chiến tuyến của Ukraine bằng bom lượn. Chúng là những quả bom phá, bom nhiệt áp hoặc bom chùm, thả rơi tự do với cánh lượn được bật ra, giúp chúng bay như một chiếc tàu lượn và sau đó được dẫn đường bằng tín hiệu vệ tinh. Nguyên lý hoạt động tương tự như bom JDAM của Mỹ.
Hiện nay, Ukraine có ít biện pháp đối phó với các cuộc tấn công bằng bom lượn của Nga. Mặc dù Ukraine đã có được vũ khí và công nghệ mới của phương Tây, để họ có thể đối phó với bom lượn của Nga tốt hơn, nhưng phương Tây đang đặt ra những hạn chế trong việc sử dụng vũ khí tiên tiến mà phương Tây cung cấp cho Ukraine.
Một điều dễ nhận thấy là bom lượn có điều khiển có giá rẻ. Nga đang thả hàng trăm quả bom mỗi tuần vào các mục tiêu của Ukraine. Những quả bom này nhỏ và khó phát hiện trên radar, do chúng không sử dụng động cơ hoặc phát ra tín hiệu nhiệt, nên khó có thể phát hiện được. Máy bay Nga thả bom lượn cách tiền tuyến vài chục km, ngoài ô phòng không dã chiến của Quân đội Ukraine ở tiền tuyến.
Tổng thống Ukraine Zelensky cho biết, chỉ trong tháng 8 này, đã có 3.000 quả bom lượn của Nga đánh trúng mục tiêu. Ông cho biết, cần có thêm hệ thống phòng không Patriot để đánh chặn những chiếc máy bay chiến đấu của Nga đang hàng ngày thả bom xuống tiền tuyến Ukraine một cách chính xác.
Trước yêu cầu của Tổng thống Zelensky, Mỹ đang cố gắng viện trợ thêm hệ thống tên lửa phòng không Patriot, nhưng các hệ thống này rất đắt. Mặt khác, Ukraine phải mạo hiểm đưa những hệ thống này áp sát chiến trường, như vậy rất dễ bị biến thành mục tiêu của tên lửa Nga.
Do vậy theo các chuyên gia phương Tây, biện pháp chống lại bom lượn thực tế nhất hiện nay đối với Ukraine, đó là phá hủy máy bay thả bom từ ngay trên mặt đất hoặc trên không. Điều này có thể thực hiện bằng cách sử dụng kết hợp tên lửa chiến thuật, khả năng không đối không và chiến tranh điện tử.
Trong thời gian qua, Ukraine đã khéo léo sử dụng tên lửa chiến thuật và máy bay không người lái tự sát tiêu diệt các máy bay chiến đấu ở các sân bay của Nga. Vào tháng 5, Ukraine đã dùng tên lửa chiến thuật ATACMS do Mỹ viện trợ phá hủy ba máy bay chiến đấu tiên tiến của Nga ở bán đảo Crimea.
Vào tháng 6 vừa qua, Ukraine đã phóng ít nhất 70 máy bay không người lái tự sát vào một sân bay nằm sâu trong lãnh thổ Nga, có thể đã phá hủy ba máy bay chuyên để thả bom lượn.
Theo chính sách nới lỏng gần đây của Mỹ, Ukraine có thể phóng tên lửa ATACMS vào các lực lượng ở Nga đang tấn công hoặc sắp tấn công Ukraine. Nhưng người Ukraine cho biết, điều này chỉ áp dụng cho các mục tiêu cách Nga khoảng 100km. Rất có thể Mỹ sẽ cho phép Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS tấn công các sân bay nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
Nếu cần tầm bắn xa hơn nữa, Mỹ có thể cung cấp tên lửa hành trình tấn công mặt đất phóng từ trên không như AGM-158B JASSM-ER, có tầm bắn lên tới 1.000 km. Hiện Không quân Phần Lan và Ba Lan đang sở hữu những vũ khí ít bị phát hiện này. Nhưng điều này chắc khó xảy ra.
Loại vũ khí thứ hai mà phương Tây vừa cung cấp cho Ukraine, có thể vô hiệu hóa bom lượn của Nga. Ukraine đã có máy bay chiến đấu F-16 của châu Âu và sắp tới là hai máy bay cảnh báo sớm và kiểm soát trên không AEW&C của Thụy Điển.
Việc kết nối chúng sẽ tạo ra một khả năng mới, đặc biệt là nếu Mỹ cung cấp tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến tầm xa AIM-120C, thì máy bay F-16 của Ukraine có thể tấn công máy bay Nga, trước khi chúng kịp thả bom. Tên lửa AIM-120C dẫn đường bằng radar tự dẫn, theo kiểu “bắn và quên”, nhưng cần có phương tiện phát hiện sớm máy bay Nga.
Máy bay AEW&C Saab là một radar bay trên không, chúng có thể xác định mục tiêu trên không ở khoảng cách 450 km và phát hiện cả mục tiêu trên mặt đất. Điều này rất quan trọng để theo dõi và tiêu diệt máy bay và hệ thống phòng không của Nga ở khoảng cách xa.
Mặc dù máy bay chiến đấu F-16 của Ukraine đã cũ, nhưng chúng sở hữu nhiều thiết bị điện tử hiện đại, trong đó có cả đường truyền Link 16, một hệ thống tiêu chuẩn NATO để trao đổi dữ liệu chiến thuật. Máy bay AEW&C Saab có thể hoạt động sâu trong lãnh thổ Ukraine ở khoảng cách an toàn, từ đó dẫn đường cho F-16 tiếp cận mục tiêu.
Biện pháp thứ ba của Ukraine để chống bom lượn Nga đó là sử dụng tác chiến điện tử, bằng cách đánh lừa hoặc gây nhiễu cho hệ thống định vị vệ tinh GLONASS hoặc GPS của bom lượn. Tác chiến điện tử có hiệu quả hơn với một số hệ thống khác. Để bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng, Ukraine sẽ cần các thiết bị gây nhiễu mạnh, để chặn tín hiệu vệ tinh trên một vùng rộng lớn.
Những quả bom lượn có điều khiển của Nga hay Mỹ, đều được dẫn đường bằng hệ thống dẫn đường quán tính; tuy nhiên hệ thống này có sai số rất lớn. Để khắc phục sai số này, hệ thống dẫn đường quán tính phải sử dụng tín hiệu định vị vệ tinh để sửa sai. Do vậy khi hệ thống định vị vệ tinh bị gây nhiễu, quả bom vẫn bay được đến khu vực mục tiêu, nhưng độ chính xác rất kém.
Trong chiến tranh, những vũ khí có tính năng tuyệt đối rất hiếm, do vậy chiến đấu thường đòi hỏi nhiều khả năng và sử dụng sáng tạo hoặc linh hoạt. Cần nhiều hơn cả hai để Ukraine có thể đánh bại mối đe dọa từ bom lượn của Nga.
Các chuyên gia phương Tây kết luận, tên lửa chiến thuật tầm xa, máy bay F-16 và máy bay AEW&C, cùng với các khí tài tác chiến điện tử tiên tiến và các chính sách linh hoạt hơn của Mỹ và phương Tây đối với việc sử dụng chúng, mới có thể giúp Ukraine chống lại thứ vũ khí chết người này của Nga. (Nguồn ảnh: Sputnik, TASS, Ukrinform).