Nga tiếp tục phát triển các mẫu máy bay không người lái (UAV) quân sự, sau đó thử nghiệm chúng trong các hoạt động quân sự ở Ukraine. Vừa qua, Cục thiết kế Vostok đến từ tỉnh Ryazan, đã phát triển thành công phiên bản UAV tự sát lảng vảng mới có tên Scalpel.Theo thông tin công khai từ hãng tin nhà nước TASS của Nga, dẫn lời từ Cục thiết kế Vostok cho biết, UAV Scalpel tự sát hiện đang được sản xuất theo lô quy mô nhỏ, đã được các đơn vị thuộc Quân đội Nga sử dụng trên chiến trường phía Bắc Ukraine.Hiện chưa có bất kỳ “lời phàn nàn nào” từ những đơn vị thử nghiệm loại UAV Scalpel trong chiến đấu, khi đợt giao hàng đầu tiên chỉ bao gồm 15 chiếc. Theo thông tin ban đầu, UAV Scalpel có khả năng điều khiển tốt và ổn định trong suốt chuyến bay, khóa mục tiêu, chuẩn bị phóng và sử dụng dễ dàng. UAV tự sát Scalpel được giao cho quân đội Nga báo hiệu sự khởi đầu một kỷ nguyên mới trong công nghệ quân sự. Được chế tạo bởi Cục thiết kế Vostok, những máy bay không người lái này có giá rẻ hơn so với những chiếc UAV Lancet đang “làm mưa, làm gió” trên chiến trường. Phòng thiết kế Vostok tiết lộ: “Sau khi bước vào giai đoạn sản xuất ban đầu, quy mô sản xuất Scalpel hiện vẫn còn nhỏ, chỉ khoảng 20 UAV hàng tháng. Tùy thuộc vào nhu cầu, nhà máy có khả năng tăng sản lượng đáng kể". Mặc dù một số tính năng của Scalpel so với Lancet kém hơn, nhưng bù lại nó có mức giá phải chăng hơn (khoảng 3.300 USD) và khả năng chống nhiễu tốt hơn. Hiện các kế hoạch đang được tiến hành để cải tiến Scalpel với một camera có độ phóng đại 10-30 lần, cùng với hệ thống phán đoán và khóa mục tiêu.UAV Scalpel có trọng tải cất cánh là 10,5 kg (đầu đạn nặng 5 kg), tốc độ bay 120 km/h và có phạm vi hoạt động 40 km. Đối với Alexander Khodakovsky, một sĩ quan tham gia chặt chẽ vào dự án này, mục tiêu chính hiện nay là “đưa loại UAV tầm xa, hiệu quả và giá cả phải chăng này vào sản xuất hàng loạt”. Theo quan sát, giữa UAV tự sát Lancet và Scalpel trong thiết kế có những điểm tương đồng nổi bật, đó là đôi cánh hình chữ thập ở giữa và đuôi UAV. Nhưng điều này khiến chúng ta đặt câu hỏi, tại sao văn phòng thiết kế Vostok lại chọn sao chép thiết kế của Lancet? Đúng là Lancet đã được chứng minh là thành công, nhưng phải có lời giải thích sâu sắc hơn cho việc tiếp tục sử dụng cấu hình cánh này. Một số kỹ sư hàng không (đặc biệt là những người gốc Nga), cho rằng độ ổn định của chuyến bay được nâng cao là nhờ sử dụng thiết kế cánh chữ X; đây là lợi thế chính.Thiết kế này giúp phân bổ lực nâng đồng đều trên sải cánh, giảm thiểu khả năng UAV gặp phải tình trạng mất ổn định khi bay nghiêng. Nhờ đó, nó có thể duy trì đường bay ổn định, cho khả năng điều khiển và cơ động dễ dàng hơn. Một lợi ích đáng chú ý khác là thiết kế thân nhỏ, cánh hình chữ X giúp UAV giảm sức cản của không khí. Hình dạng thuôn gọn được tạo ra bởi các cánh chéo, đã giúp giảm tối đa lực cản tác động lên UAV trong suốt chuyến bay.Cuối cùng, thiết kế cánh chéo có thể giúp tăng tỷ lệ nâng và kéo của UAV. Bằng cách tinh chỉnh tỉ mỉ hình dạng và góc tấn của cánh, có thể tạo ra lực nâng lớn hơn, trong khi giảm tối đa lực cản tối thiểu.Điều thú vị là phạm vi hoạt động của các mẫu cơ sở của cả hai UAV tự sát này cũng khá giống nhau (40 km). Tuy nhiên những cải tiến gần đây đã làm tăng đáng kể phạm vi hoạt động của UAV Lancet; trong một cuộc tấn công vào hồi tháng 10 vừa qua, UAV Lancet đã phá hủy một chiếc MiG-29 của Ukraine ở khoảng cách tới 80 km. Tuy nhiên, tốc độ bay tối đa của những chiếc UAV này mang lại sự khác biệt quan trọng hàng đầu. Thông tin từ phòng thiết kế Vostok cho biết, Scalpel đạt tốc độ tối đa 120 km/h; trong khi UAV Lancet có thể đạt tốc độ này gấp đôi tới 300 km/h.15 chiếc UAV Scapel được đưa tới chiến trường Ukraine có lẽ nhằm mục đích thử nghiệm thực chiến. Ở khía cạnh này, Lancet có lợi thế là đi trước gần một năm. Hiện UAV Lancet đang phát triển phiên bản có thể được phóng từ ống phóng theo cụm và hoạt động theo kiểu “bầy đàn”. Một điểm khác biệt đáng kể khác, đó là sự không chắc chắn về việc liệu UAV Scalpel có ra được phiên bản 2.0 hay không; đặc biệt khi xem xét nó có giá cả thấp hơn gần mười lần so với UAV Lancet và đặc biệt là Quân đội Nga đang rất cần vũ khí dẫn đường chính xác.Về tính năng kỹ chiến thuật cụ thể của UAV Scalpel vẫn chưa được công khai, nên còn thiếu thông tin cụ thể. Tuy nhiên, Scalpel sẽ không sánh được với sức mạnh hủy diệt của Lancet. Giả định này tính đến một số yếu tố, bao gồm chi phí thấp hơn, kích thước nhỏ hơn của Scalpel.Hiện vẫn chưa rõ ai hoặc đơn vị nào sẽ tiếp nhận và sử dụng Scalpel mới của Nga. Tác động của đòn tấn công Lancet trước đây đã cho thấy sức công phá đáng kể, dù đó là mục tiêu như xe tăng hạng nặng, xe chiến đấu bộ binh hay pháo tự hành hoặc bệ phóng tên lửa phòng không. Điều hợp lý là UAV Scalpel có giá rẻ, nó sẽ chủ yếu được sử dụng để chống lại các mục tiêu có giá trị chiến thuật thấp hơn, như xe vận tải hay các hỏa điểm, thậm chí là sinh lực ẩn lộ… Nếu sử dụng UAV Lancet chống lại các mục tiêu này thực sự là hơi lãng phí. Do đó, Quân đội Nga cần có các loại vũ khí giá rẻ như UAV Scalpel, có khả năng tiêu diệt mục tiêu tương tự như UAV Lancet, nhưng ở mức giá tiết kiệm hơn; giống như việc sử dụng máy bay chiến đấu hạng nhẹ và hạng nặng trong lực lượng không quân một số quốc gia.Một triển vọng hấp dẫn khác là khả năng sử dụng UAV Scalpel và hệ thống phóng của chúng trên xe chiến đấu bộ binh hoặc xe bọc thép, đóng vai trò là hỏa lực bổ sung cho các loại vũ khí hiện có trên xe. Nga gần đây đã có ý định thực hiện những nỗ lực như vậy, và UAV Scalpel có thể được tích hợp trong thời gian ngắn.UAV Lancet của Nga phá hủy xe cơ giới của Ukraine. Nguồn X
Nga tiếp tục phát triển các mẫu máy bay không người lái (UAV) quân sự, sau đó thử nghiệm chúng trong các hoạt động quân sự ở Ukraine. Vừa qua, Cục thiết kế Vostok đến từ tỉnh Ryazan, đã phát triển thành công phiên bản UAV tự sát lảng vảng mới có tên Scalpel.
Theo thông tin công khai từ hãng tin nhà nước TASS của Nga, dẫn lời từ Cục thiết kế Vostok cho biết, UAV Scalpel tự sát hiện đang được sản xuất theo lô quy mô nhỏ, đã được các đơn vị thuộc Quân đội Nga sử dụng trên chiến trường phía Bắc Ukraine.
Hiện chưa có bất kỳ “lời phàn nàn nào” từ những đơn vị thử nghiệm loại UAV Scalpel trong chiến đấu, khi đợt giao hàng đầu tiên chỉ bao gồm 15 chiếc. Theo thông tin ban đầu, UAV Scalpel có khả năng điều khiển tốt và ổn định trong suốt chuyến bay, khóa mục tiêu, chuẩn bị phóng và sử dụng dễ dàng.
UAV tự sát Scalpel được giao cho quân đội Nga báo hiệu sự khởi đầu một kỷ nguyên mới trong công nghệ quân sự. Được chế tạo bởi Cục thiết kế Vostok, những máy bay không người lái này có giá rẻ hơn so với những chiếc UAV Lancet đang “làm mưa, làm gió” trên chiến trường.
Phòng thiết kế Vostok tiết lộ: “Sau khi bước vào giai đoạn sản xuất ban đầu, quy mô sản xuất Scalpel hiện vẫn còn nhỏ, chỉ khoảng 20 UAV hàng tháng. Tùy thuộc vào nhu cầu, nhà máy có khả năng tăng sản lượng đáng kể".
Mặc dù một số tính năng của Scalpel so với Lancet kém hơn, nhưng bù lại nó có mức giá phải chăng hơn (khoảng 3.300 USD) và khả năng chống nhiễu tốt hơn. Hiện các kế hoạch đang được tiến hành để cải tiến Scalpel với một camera có độ phóng đại 10-30 lần, cùng với hệ thống phán đoán và khóa mục tiêu.
UAV Scalpel có trọng tải cất cánh là 10,5 kg (đầu đạn nặng 5 kg), tốc độ bay 120 km/h và có phạm vi hoạt động 40 km. Đối với Alexander Khodakovsky, một sĩ quan tham gia chặt chẽ vào dự án này, mục tiêu chính hiện nay là “đưa loại UAV tầm xa, hiệu quả và giá cả phải chăng này vào sản xuất hàng loạt”.
Theo quan sát, giữa UAV tự sát Lancet và Scalpel trong thiết kế có những điểm tương đồng nổi bật, đó là đôi cánh hình chữ thập ở giữa và đuôi UAV. Nhưng điều này khiến chúng ta đặt câu hỏi, tại sao văn phòng thiết kế Vostok lại chọn sao chép thiết kế của Lancet?
Đúng là Lancet đã được chứng minh là thành công, nhưng phải có lời giải thích sâu sắc hơn cho việc tiếp tục sử dụng cấu hình cánh này. Một số kỹ sư hàng không (đặc biệt là những người gốc Nga), cho rằng độ ổn định của chuyến bay được nâng cao là nhờ sử dụng thiết kế cánh chữ X; đây là lợi thế chính.
Thiết kế này giúp phân bổ lực nâng đồng đều trên sải cánh, giảm thiểu khả năng UAV gặp phải tình trạng mất ổn định khi bay nghiêng. Nhờ đó, nó có thể duy trì đường bay ổn định, cho khả năng điều khiển và cơ động dễ dàng hơn.
Một lợi ích đáng chú ý khác là thiết kế thân nhỏ, cánh hình chữ X giúp UAV giảm sức cản của không khí. Hình dạng thuôn gọn được tạo ra bởi các cánh chéo, đã giúp giảm tối đa lực cản tác động lên UAV trong suốt chuyến bay.
Cuối cùng, thiết kế cánh chéo có thể giúp tăng tỷ lệ nâng và kéo của UAV. Bằng cách tinh chỉnh tỉ mỉ hình dạng và góc tấn của cánh, có thể tạo ra lực nâng lớn hơn, trong khi giảm tối đa lực cản tối thiểu.
Điều thú vị là phạm vi hoạt động của các mẫu cơ sở của cả hai UAV tự sát này cũng khá giống nhau (40 km). Tuy nhiên những cải tiến gần đây đã làm tăng đáng kể phạm vi hoạt động của UAV Lancet; trong một cuộc tấn công vào hồi tháng 10 vừa qua, UAV Lancet đã phá hủy một chiếc MiG-29 của Ukraine ở khoảng cách tới 80 km.
Tuy nhiên, tốc độ bay tối đa của những chiếc UAV này mang lại sự khác biệt quan trọng hàng đầu. Thông tin từ phòng thiết kế Vostok cho biết, Scalpel đạt tốc độ tối đa 120 km/h; trong khi UAV Lancet có thể đạt tốc độ này gấp đôi tới 300 km/h.
15 chiếc UAV Scapel được đưa tới chiến trường Ukraine có lẽ nhằm mục đích thử nghiệm thực chiến. Ở khía cạnh này, Lancet có lợi thế là đi trước gần một năm. Hiện UAV Lancet đang phát triển phiên bản có thể được phóng từ ống phóng theo cụm và hoạt động theo kiểu “bầy đàn”.
Một điểm khác biệt đáng kể khác, đó là sự không chắc chắn về việc liệu UAV Scalpel có ra được phiên bản 2.0 hay không; đặc biệt khi xem xét nó có giá cả thấp hơn gần mười lần so với UAV Lancet và đặc biệt là Quân đội Nga đang rất cần vũ khí dẫn đường chính xác.
Về tính năng kỹ chiến thuật cụ thể của UAV Scalpel vẫn chưa được công khai, nên còn thiếu thông tin cụ thể. Tuy nhiên, Scalpel sẽ không sánh được với sức mạnh hủy diệt của Lancet. Giả định này tính đến một số yếu tố, bao gồm chi phí thấp hơn, kích thước nhỏ hơn của Scalpel.
Hiện vẫn chưa rõ ai hoặc đơn vị nào sẽ tiếp nhận và sử dụng Scalpel mới của Nga. Tác động của đòn tấn công Lancet trước đây đã cho thấy sức công phá đáng kể, dù đó là mục tiêu như xe tăng hạng nặng, xe chiến đấu bộ binh hay pháo tự hành hoặc bệ phóng tên lửa phòng không.
Điều hợp lý là UAV Scalpel có giá rẻ, nó sẽ chủ yếu được sử dụng để chống lại các mục tiêu có giá trị chiến thuật thấp hơn, như xe vận tải hay các hỏa điểm, thậm chí là sinh lực ẩn lộ… Nếu sử dụng UAV Lancet chống lại các mục tiêu này thực sự là hơi lãng phí.
Do đó, Quân đội Nga cần có các loại vũ khí giá rẻ như UAV Scalpel, có khả năng tiêu diệt mục tiêu tương tự như UAV Lancet, nhưng ở mức giá tiết kiệm hơn; giống như việc sử dụng máy bay chiến đấu hạng nhẹ và hạng nặng trong lực lượng không quân một số quốc gia.
Một triển vọng hấp dẫn khác là khả năng sử dụng UAV Scalpel và hệ thống phóng của chúng trên xe chiến đấu bộ binh hoặc xe bọc thép, đóng vai trò là hỏa lực bổ sung cho các loại vũ khí hiện có trên xe. Nga gần đây đã có ý định thực hiện những nỗ lực như vậy, và UAV Scalpel có thể được tích hợp trong thời gian ngắn.
UAV Lancet của Nga phá hủy xe cơ giới của Ukraine. Nguồn X