Mục thời sự quốc tế trong những ngày qua tràn ngập tin tức về cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga, với đủ loại thông tin trái ngược. Những người không biết đều cho rằng, quân Ukraine đã thực sự biến thành một đội quân "siêu nhân", với sức mạnh tiến công như chẻ tre.Hôm nay chúng ta cùng nhìn lại chiến thuật “Blitzkrieg” của Ukraine trong cuộc đột phá vào lãnh thổ Nga, để xem đó là biểu hiện của sức mạnh hay là một “đội hình mê” hoặc là một cuộc “phiêu lưu quân sự quá trớn”, khi họ đã quyết tâm “chọc giận gấu Nga”?Nói về “Blitzkrieg” thì đó là “đặc sản” của người Đức trong Thế chiến thứ hai, để tiến công với những đối thủ mất cảnh giác. Và lần này Ukraine cũng muốn bắt chước, cố gắng dùng một đòn “blitzkrieg” đẹp mắt để lật ngược tình thế, giáng một đòn mạnh cho Nga, đồng thời giúp nâng cao tinh thần cho chính mình.Blitzkrieg là một từ tiếng Đức, mô tả cách thức tiến hành chiến tranh của Quân đội Đức Quốc xã trong Thế chiến 2, bằng thủ đoạn tập trung phá vỡ một đoạn tuyến phòng ngự của đối phương với sự hỗ trợ của không quân. Sau đó nhanh chóng bao vây tiêu diệt chủ lực đối phương bằng các mũi vận động thọc sâu của các đơn vị xe tăng - cơ giới hóa hợp thành tập trung.Mục tiêu của Ukraine lần này không phải là tùy tiện, khi hướng tiến công chủ yếu nhằm vào thị trấn Sudzha. Đây không phải là một danh lam thắng cảnh, mà là một trung tâm đường ống dẫn khí đốt tự nhiên quan trọng, nối liền Nga và châu Âu, được coi là “yết hầu” xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Nga sang phương Tây.Về lực lượng, lần này Ukraine cũng đã chơi lớn, bất chấp các hướng chiến trường khác đang gặp khó khăn. Tất cả các loại vũ khí trang bị hiện đại của phương Tây đều xuất hiện trong chiến đấu, bất chấp các lệnh cấm sử dụng vũ khí này trên lãnh thổ Nga. Có vẻ như, Ukraine quyết tâm chiến thắng bằng mọi giá. Như vậy có thể nhận thấy, đường lối của Ukraine thì đúng, nhưng thực tế lại rất khó khăn. Trước tình huống tấn công vào Kursk của Ukraine, Quân đội Nga xử lý kiên quyết, nhưng khá bình tĩnh; thậm chí còn cho đây là thời cơ tiêu diệt địch. Tại sao lại nói như vậy? Bởi Nga từ lâu đã đoán trước được ý đồ của Ukraine và có sự chuẩn bị đầy đủ từ trước.Mặc dù không triển khai các đơn vị trang bị vũ khí hạng nặng ở khu vực Kursk và các khu vực lân cận, nhưng Nga cũng đã xây dựng hệ thống phòng thủ vững chắc, cộng với khả năng cơ động quân nhanh chóng, chỉ chờ Ukraine rơi vào bẫy của mình.Bên cạnh đó, Quân đội Nga có sức mạnh không quân và khả năng tác chiến điện tử mạnh mẽ, có thể ngăn chặn hiệu quả cuộc tấn công của Ukraine. Đây cũng là điểm quan trọng nhất của quyết tâm chiến lược và ý chí rất vững chắc của Nga. Phân tích như vậy, bạn đọc có thể tưởng tượng, chiến lược "Blitzkrieg" của Ukraine đã kết thúc trước khi nó bắt đầu, khi họ gặp phải sự kháng cự kiên cường của Quân đội Nga, khiến cuộc tấn công của họ bị chặn lại và bị tổn thất nặng. Như vậy yếu tố bất ngờ đã không còn.Cuộc “Blitzkrieg” này cuối cùng kết thúc bằng thất bại thảm hại của Ukraine, không những không đạt được mục tiêu như mong đợi, mà còn bộc lộ sự thiếu sức mạnh và phán đoán sai lầm về chiến lược của mình. Qua đó cũng giúp cho những lực lượng đang cố gắng “thừa nước đục thả câu” nhìn thấy tiềm lực thực tế của Nga.Câu hỏi đặt ra là tại sao Ukraine nhất quyết phát động cuộc “Blitzkrieg” chắc chắn sẽ thất bại này? Câu trả lời là chiến trường Ukraine đang lâm vào khó khăn, chính phủ của Tổng thống Zelensky đang phải chịu áp lực rất lớn và họ cần một chiến thắng để nâng cao tinh thần và ổn định tâm lý dân chúng. Ngoài ra, Ukraine cũng hy vọng giành được sự cảm thông, ủng hộ của cộng đồng quốc tế thông qua cuộc “Blitzkrieg” phiêu lưu này và nỗ lực nhận được nhiều viện trợ quân sự hơn nữa. Tuy nhiên, tính toán sai lầm của Ukraine khiến cuộc “Blitzkrieg” này không những không đạt được kết quả như mong đợi, mà còn tự đẩy mình vào thế bị động hơn.Thất bại của “Blitzkrieg” vào Kursk đã làm tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh quốc tế của Ukraine, đồng thời cũng khiến những nước ban đầu ủng hộ Ukraine bắt đầu nghi ngờ năng lực và quyết tâm của họ. Cuộc “Blitzkrieg” khiến Ukraine mất đi một lượng lớn vũ khí, trang bị và quân số, càng làm sức mạnh quân sự của nước này suy yếu.Và quan trọng nhất, cuộc “Blitzkrieg” đã củng cố quyết tâm giải quyết vấn đề Ukraine bằng sức mạnh quân sự của Nga và khiến cuộc xung đột này càng khó giải quyết một cách hòa bình, khi mệnh lệnh của Moscow là chỉ được thắng, không được thua, tiêu diệt tất cả quân Ukraine xâm nhập lãnh thổ Nga, tạo vùng đệm an toàn trên lãnh thổ Ukraine. Như vậy có thể nhận thấy, cuộc "Blitzkrieg" của Ukraine là một cuộc phiêu lưu quân sự "quá đỉnh", khi họ đã đánh giá quá cao sức mạnh của mình và đánh giá thấp quyết tâm của người Nga, và cuối cùng phải gánh chịu hậu quả. (Nguồn ảnh: Topwar, TASS, CNN).
Mục thời sự quốc tế trong những ngày qua tràn ngập tin tức về cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga, với đủ loại thông tin trái ngược. Những người không biết đều cho rằng, quân Ukraine đã thực sự biến thành một đội quân "siêu nhân", với sức mạnh tiến công như chẻ tre.
Hôm nay chúng ta cùng nhìn lại chiến thuật “Blitzkrieg” của Ukraine trong cuộc đột phá vào lãnh thổ Nga, để xem đó là biểu hiện của sức mạnh hay là một “đội hình mê” hoặc là một cuộc “phiêu lưu quân sự quá trớn”, khi họ đã quyết tâm “chọc giận gấu Nga”?
Nói về “Blitzkrieg” thì đó là “đặc sản” của người Đức trong Thế chiến thứ hai, để tiến công với những đối thủ mất cảnh giác. Và lần này Ukraine cũng muốn bắt chước, cố gắng dùng một đòn “blitzkrieg” đẹp mắt để lật ngược tình thế, giáng một đòn mạnh cho Nga, đồng thời giúp nâng cao tinh thần cho chính mình.
Blitzkrieg là một từ tiếng Đức, mô tả cách thức tiến hành chiến tranh của Quân đội Đức Quốc xã trong Thế chiến 2, bằng thủ đoạn tập trung phá vỡ một đoạn tuyến phòng ngự của đối phương với sự hỗ trợ của không quân. Sau đó nhanh chóng bao vây tiêu diệt chủ lực đối phương bằng các mũi vận động thọc sâu của các đơn vị xe tăng - cơ giới hóa hợp thành tập trung.
Mục tiêu của Ukraine lần này không phải là tùy tiện, khi hướng tiến công chủ yếu nhằm vào thị trấn Sudzha. Đây không phải là một danh lam thắng cảnh, mà là một trung tâm đường ống dẫn khí đốt tự nhiên quan trọng, nối liền Nga và châu Âu, được coi là “yết hầu” xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Nga sang phương Tây.
Về lực lượng, lần này Ukraine cũng đã chơi lớn, bất chấp các hướng chiến trường khác đang gặp khó khăn. Tất cả các loại vũ khí trang bị hiện đại của phương Tây đều xuất hiện trong chiến đấu, bất chấp các lệnh cấm sử dụng vũ khí này trên lãnh thổ Nga. Có vẻ như, Ukraine quyết tâm chiến thắng bằng mọi giá.
Như vậy có thể nhận thấy, đường lối của Ukraine thì đúng, nhưng thực tế lại rất khó khăn. Trước tình huống tấn công vào Kursk của Ukraine, Quân đội Nga xử lý kiên quyết, nhưng khá bình tĩnh; thậm chí còn cho đây là thời cơ tiêu diệt địch. Tại sao lại nói như vậy? Bởi Nga từ lâu đã đoán trước được ý đồ của Ukraine và có sự chuẩn bị đầy đủ từ trước.
Mặc dù không triển khai các đơn vị trang bị vũ khí hạng nặng ở khu vực Kursk và các khu vực lân cận, nhưng Nga cũng đã xây dựng hệ thống phòng thủ vững chắc, cộng với khả năng cơ động quân nhanh chóng, chỉ chờ Ukraine rơi vào bẫy của mình.
Bên cạnh đó, Quân đội Nga có sức mạnh không quân và khả năng tác chiến điện tử mạnh mẽ, có thể ngăn chặn hiệu quả cuộc tấn công của Ukraine. Đây cũng là điểm quan trọng nhất của quyết tâm chiến lược và ý chí rất vững chắc của Nga.
Phân tích như vậy, bạn đọc có thể tưởng tượng, chiến lược "Blitzkrieg" của Ukraine đã kết thúc trước khi nó bắt đầu, khi họ gặp phải sự kháng cự kiên cường của Quân đội Nga, khiến cuộc tấn công của họ bị chặn lại và bị tổn thất nặng. Như vậy yếu tố bất ngờ đã không còn.
Cuộc “Blitzkrieg” này cuối cùng kết thúc bằng thất bại thảm hại của Ukraine, không những không đạt được mục tiêu như mong đợi, mà còn bộc lộ sự thiếu sức mạnh và phán đoán sai lầm về chiến lược của mình. Qua đó cũng giúp cho những lực lượng đang cố gắng “thừa nước đục thả câu” nhìn thấy tiềm lực thực tế của Nga.
Câu hỏi đặt ra là tại sao Ukraine nhất quyết phát động cuộc “Blitzkrieg” chắc chắn sẽ thất bại này? Câu trả lời là chiến trường Ukraine đang lâm vào khó khăn, chính phủ của Tổng thống Zelensky đang phải chịu áp lực rất lớn và họ cần một chiến thắng để nâng cao tinh thần và ổn định tâm lý dân chúng.
Ngoài ra, Ukraine cũng hy vọng giành được sự cảm thông, ủng hộ của cộng đồng quốc tế thông qua cuộc “Blitzkrieg” phiêu lưu này và nỗ lực nhận được nhiều viện trợ quân sự hơn nữa. Tuy nhiên, tính toán sai lầm của Ukraine khiến cuộc “Blitzkrieg” này không những không đạt được kết quả như mong đợi, mà còn tự đẩy mình vào thế bị động hơn.
Thất bại của “Blitzkrieg” vào Kursk đã làm tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh quốc tế của Ukraine, đồng thời cũng khiến những nước ban đầu ủng hộ Ukraine bắt đầu nghi ngờ năng lực và quyết tâm của họ. Cuộc “Blitzkrieg” khiến Ukraine mất đi một lượng lớn vũ khí, trang bị và quân số, càng làm sức mạnh quân sự của nước này suy yếu.
Và quan trọng nhất, cuộc “Blitzkrieg” đã củng cố quyết tâm giải quyết vấn đề Ukraine bằng sức mạnh quân sự của Nga và khiến cuộc xung đột này càng khó giải quyết một cách hòa bình, khi mệnh lệnh của Moscow là chỉ được thắng, không được thua, tiêu diệt tất cả quân Ukraine xâm nhập lãnh thổ Nga, tạo vùng đệm an toàn trên lãnh thổ Ukraine.
Như vậy có thể nhận thấy, cuộc "Blitzkrieg" của Ukraine là một cuộc phiêu lưu quân sự "quá đỉnh", khi họ đã đánh giá quá cao sức mạnh của mình và đánh giá thấp quyết tâm của người Nga, và cuối cùng phải gánh chịu hậu quả. (Nguồn ảnh: Topwar, TASS, CNN).