Ngày 1/2, biến cố chính trị ở Myanmar xảy ra khi quân đội nước này bắt giữ hàng loạt nhân vật cấp cao trong chính phủ, bao gồm Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và Tổng thống Myanmar Win Myint. Quân đội Myanmar sau đó tuyên bố nắm quyền kiểm soát đất nước và ban bố tình trạng khẩn cấp trong một năm. Ảnh: Reuters.
Biểu tình phản đối chính quyền quân sự sau đó lan rộng ở Myanmar. Trước cuộc khủng hoảng hiện nay tại quốc gia Đông Nam Á này, một số quốc gia trên thế giới, trong đó có Mỹ, đã ban hành lệnh trừng phạt đối với nhiều quan chức quân đội Myanmar chịu trách nhiệm vụ chính biến hôm 1/2. Trong ảnh là Tổng Tư lệnh quân đội Myanmar Min Aung Hlaing. Ảnh: Reuters.
Cụ thể, ngày 11/2, Bộ Tài chính Mỹ thông báo ban hành lệnh trừng phạt đối với 10 tướng lĩnh quân đội Myanmar tham gia vụ bắt giữ các quan chức chính quyền dân sự hồi đầu tháng 2/2021. Trong ảnh là Bộ trưởng Tài chính Mỹ, bà Janet Yellen. Ảnh: Reuters.
Trong số 10 tướng lĩnh Myanmar bị Mỹ trừng phạt khi đó có hai nhân vật đáng chú ý là Tổng Tư lệnh Min Aung Hlaing và Bộ trưởng Quốc phòng Myanmar Mya Tun Oo (ảnh). Ảnh: Reuters.
Những người bị Mỹ trừng phạt sẽ bị cấm giao dịch thương mại với các công ty Mỹ, đồng thời các tài sản đang sở hữu trên lãnh thổ Mỹ sẽ bị "đóng băng". Trong ảnh là ông Min Aung Hlaing.
Ngày 22/2, chính quyền Mỹ tiếp tục bổ sung thêm hai người trong giới lãnh đạo quân sự Myanmar vào danh sách trừng phạt liên quan đến các sự kiện ở nước này. Cụ thể, Bộ Tài chính Mỹ quyết định áp trừng phạt đối với hai tướng lĩnh quân đội Myanmar là Trung Tướng Moe Myint Tun – cựu Tham mưu trưởng lục quân và Tướng Maung Maung Kyaw (đứng giữa) – Tư lệnh không quân.
Theo lệnh trừng phạt, các tài sản tại Mỹ (nếu có) của hai vị tướng trên sẽ bị đóng băng và người Mỹ sẽ không được phép giao dịch với những người này. Ảnh: Xe quân sự trên đường phố ở Myanmar. Ảnh: Reuters.
Một tuần sau khi Mỹ công bố các lệnh trừng phạt nhiều tướng lĩnh quân đội Myanmar, cả Anh và Canada cũng công bố các lệnh trừng phạt liên quan. Cụ thể, ngày 18/2, Anh áp đặt trừng phạt đối với 3 lãnh đạo quân sự hàng đầu của Myanmar trong khi Canada trừng phạt 9 quan chức quân sự nước này. Ảnh: Cuộc biểu tình phản đối chính quyền quân sự ở Yangon, Myanmar, hôm 4/3. Ảnh: Reuters.
Đến ngày 25/2, Anh tiếp tục áp đặt biện pháp trừng phạt với 6 thành viên quân đội Myanmar, gồm Thống tướng Min Aung Hlaing (ảnh), vì vai trò trong cuộc chính biến hôm 1/2. Ảnh: Reuters.
Theo lệnh trừng phạt mới, Thống tướng Min Aung Hlaing, hiện đứng đầu chính quyền quân sự Myanmar, cùng 5 thành viên quân đội sẽ bị cấm đến Anh, trong khi các doanh nghiệp và tổ chức của Anh bị cấm giao dịch với họ. Ảnh: Reuters.
New Zealand cũng đã tuyên bố lệnh trừng phạt nhắm đến một số quan chức quân đội Myanmar. Ảnh: Một cuộc biểu tình ở Myanmar. Ảnh: Getty.
Ngày 9/2, Thủ tướng New Zealand, bà Jacinda Ardern (ảnh), cho biết nước này sẽ tạm ngừng tất cả hoạt động tiếp xúc cấp cao với Myanmar, đồng thời áp đặt lệnh cấm đi lại đối với các lãnh đạo quân đội Myanmar sau biến cố chính trị xảy ra hôm 1/2. Ảnh: Reuters. Mời độc giả xem thêm video: Quân đội Myanmar tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong 1 năm (Nguồn video: THĐT)
Ngày 1/2, biến cố chính trị ở Myanmar xảy ra khi quân đội nước này bắt giữ hàng loạt nhân vật cấp cao trong chính phủ, bao gồm Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và Tổng thống Myanmar Win Myint. Quân đội Myanmar sau đó tuyên bố nắm quyền kiểm soát đất nước và ban bố tình trạng khẩn cấp trong một năm. Ảnh: Reuters.
Biểu tình phản đối chính quyền quân sự sau đó lan rộng ở Myanmar. Trước cuộc khủng hoảng hiện nay tại quốc gia Đông Nam Á này, một số quốc gia trên thế giới, trong đó có Mỹ, đã ban hành lệnh trừng phạt đối với nhiều quan chức quân đội Myanmar chịu trách nhiệm vụ chính biến hôm 1/2. Trong ảnh là Tổng Tư lệnh quân đội Myanmar Min Aung Hlaing. Ảnh: Reuters.
Cụ thể, ngày 11/2, Bộ Tài chính Mỹ thông báo ban hành lệnh trừng phạt đối với 10 tướng lĩnh quân đội Myanmar tham gia vụ bắt giữ các quan chức chính quyền dân sự hồi đầu tháng 2/2021. Trong ảnh là Bộ trưởng Tài chính Mỹ, bà Janet Yellen. Ảnh: Reuters.
Trong số 10 tướng lĩnh Myanmar bị Mỹ trừng phạt khi đó có hai nhân vật đáng chú ý là Tổng Tư lệnh Min Aung Hlaing và Bộ trưởng Quốc phòng Myanmar Mya Tun Oo (ảnh). Ảnh: Reuters.
Những người bị Mỹ trừng phạt sẽ bị cấm giao dịch thương mại với các công ty Mỹ, đồng thời các tài sản đang sở hữu trên lãnh thổ Mỹ sẽ bị "đóng băng". Trong ảnh là ông Min Aung Hlaing.
Ngày 22/2, chính quyền Mỹ tiếp tục bổ sung thêm hai người trong giới lãnh đạo quân sự Myanmar vào danh sách trừng phạt liên quan đến các sự kiện ở nước này. Cụ thể, Bộ Tài chính Mỹ quyết định áp trừng phạt đối với hai tướng lĩnh quân đội Myanmar là Trung Tướng Moe Myint Tun – cựu Tham mưu trưởng lục quân và Tướng Maung Maung Kyaw (đứng giữa) – Tư lệnh không quân.
Theo lệnh trừng phạt, các tài sản tại Mỹ (nếu có) của hai vị tướng trên sẽ bị đóng băng và người Mỹ sẽ không được phép giao dịch với những người này. Ảnh: Xe quân sự trên đường phố ở Myanmar. Ảnh: Reuters.
Một tuần sau khi Mỹ công bố các lệnh trừng phạt nhiều tướng lĩnh quân đội Myanmar, cả Anh và Canada cũng công bố các lệnh trừng phạt liên quan. Cụ thể, ngày 18/2, Anh áp đặt trừng phạt đối với 3 lãnh đạo quân sự hàng đầu của Myanmar trong khi Canada trừng phạt 9 quan chức quân sự nước này. Ảnh: Cuộc biểu tình phản đối chính quyền quân sự ở Yangon, Myanmar, hôm 4/3. Ảnh: Reuters.
Đến ngày 25/2, Anh tiếp tục áp đặt biện pháp trừng phạt với 6 thành viên quân đội Myanmar, gồm Thống tướng Min Aung Hlaing (ảnh), vì vai trò trong cuộc chính biến hôm 1/2. Ảnh: Reuters.
Theo lệnh trừng phạt mới, Thống tướng Min Aung Hlaing, hiện đứng đầu chính quyền quân sự Myanmar, cùng 5 thành viên quân đội sẽ bị cấm đến Anh, trong khi các doanh nghiệp và tổ chức của Anh bị cấm giao dịch với họ. Ảnh: Reuters.
New Zealand cũng đã tuyên bố lệnh trừng phạt nhắm đến một số quan chức quân đội Myanmar. Ảnh: Một cuộc biểu tình ở Myanmar. Ảnh: Getty.
Ngày 9/2, Thủ tướng New Zealand, bà Jacinda Ardern (ảnh), cho biết nước này sẽ tạm ngừng tất cả hoạt động tiếp xúc cấp cao với Myanmar, đồng thời áp đặt lệnh cấm đi lại đối với các lãnh đạo quân đội Myanmar sau biến cố chính trị xảy ra hôm 1/2. Ảnh: Reuters.
Mời độc giả xem thêm video: Quân đội Myanmar tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong 1 năm (Nguồn video: THĐT)