Trước đó, người dân đã phát hiện một con trăn nằm vắt vẻo trên một cây lớn tại đường Đặng Huy Tá (phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu). Một số thanh niên đã kéo con trăn này xuống và bắt giữ.Tuy nhiên, sau khi nhận thông báo từ lực lượng kiểm lâm, người dân đã giao nộp cá thể trăn gấm quý hiếm này để thả về rừng. Ngày 23/9, Hạt Kiểm lâm Liên Chiểu (Đà Nẵng) cho biết đã thả cá thể trăn gấm trên về rừng tự nhiên tại tiểu khu 4A Rừng đặc dụng Nam Hải Vân.Tại thời điểm thả, cá thể Trăn này nặng khoảng 17kg, dài 2,5 mét, thể trạng khỏe mạnh. Trăn gấm quý hiếm có tên khoa học là Phyhon recticulatus, nổi tiếng với kỹ năng săn mồi tuyệt đỉnh.Trăn gấm Python reticulatus cái trưởng thành có thể dài tới 6-7m, nặng đến 90kg; trăn gấm đực thì nhỏ con hơn, chỉ dài 4,5m, nặng 45kg. Chúng có thể đạt kích thước lên tới 270kg và dài đến 9m.Môi trường sống yêu thích của trăn gấm là rừng thưa, nơi có đồi núi thấp hoặc savan cây bụi, đặc biệt nơi sống đều ở gần môi trường nước. Chính vì sống gần nước nên chúng cũng là "tay bơi" rất giỏi.Loài trăn cơ bắp này ưa sống và săn mồi về ban đêm. Thức ăn khoái khẩu của chúng là các loài động vật hằng nhiệt, như chim, lợn...Khác với loài trăn cộc hiếm có, trăn gấm phân bố ở nhiều khu vực miền Trung và Nam Việt Nam, cụ thể ở Đà Nẵng, Kontum, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Định, Khánh Hoà, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa - Vũng Tàu.Đầu trăn gấm nhỏ dài, phân biệt rõ với cổ. Bốn tấm vảy môi trên đầu tiên, ở mỗi tấm có một lỗ cảm giác (lỗ môi). Mặt lưng trăn gấm có màu vàng be hay vàng nâu với những vân xám đen nối với nhau làm thành những mắt lưới.Trăn gấm có thể đẻ tới 100 trứng/lứa, trăn mẹ có tập tính cuốn lấy trứng. Trứng nở sau khoảng hai tháng rưỡi đến 3 tháng. Con non mới nở dài khoảng 60 đến 75cm.Giống như các loại trăn khác, trăn gấm không có nọc độc, vì vậy chúng giết con mồi bằng cách dùng thân quấn quanh con vật và siết cho đến chết. Mặc dù loài trăn gấm đủ khỏe để giết người, chúng không được xem là loài động vật nguy hiểm cho con người và trường hợp người bị chúng tấn công rất ít khi xảy ra.Trăn gấm sống ở rừng thưa, gần các sông suối. Chúng dành phần lớn thời gian trên cây. Loài này có khả năng bơi lội rất giỏi, chủ yếu hoạt động về đêm. Thức ăn của trăn gấm gồm các loài thú và chim.Trăn gấm thuộc nhóm IIB được quy định trong danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.
Trước đó, người dân đã phát hiện một con trăn nằm vắt vẻo trên một cây lớn tại đường Đặng Huy Tá (phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu). Một số thanh niên đã kéo con trăn này xuống và bắt giữ.
Tuy nhiên, sau khi nhận thông báo từ lực lượng kiểm lâm, người dân đã giao nộp cá thể trăn gấm quý hiếm này để thả về rừng. Ngày 23/9, Hạt Kiểm lâm Liên Chiểu (Đà Nẵng) cho biết đã thả cá thể trăn gấm trên về rừng tự nhiên tại tiểu khu 4A Rừng đặc dụng Nam Hải Vân.
Tại thời điểm thả, cá thể Trăn này nặng khoảng 17kg, dài 2,5 mét, thể trạng khỏe mạnh. Trăn gấm quý hiếm có tên khoa học là Phyhon recticulatus, nổi tiếng với kỹ năng săn mồi tuyệt đỉnh.
Trăn gấm Python reticulatus cái trưởng thành có thể dài tới 6-7m, nặng đến 90kg; trăn gấm đực thì nhỏ con hơn, chỉ dài 4,5m, nặng 45kg. Chúng có thể đạt kích thước lên tới 270kg và dài đến 9m.
Môi trường sống yêu thích của trăn gấm là rừng thưa, nơi có đồi núi thấp hoặc savan cây bụi, đặc biệt nơi sống đều ở gần môi trường nước. Chính vì sống gần nước nên chúng cũng là "tay bơi" rất giỏi.
Loài trăn cơ bắp này ưa sống và săn mồi về ban đêm. Thức ăn khoái khẩu của chúng là các loài động vật hằng nhiệt, như chim, lợn...
Khác với loài trăn cộc hiếm có, trăn gấm phân bố ở nhiều khu vực miền Trung và Nam Việt Nam, cụ thể ở Đà Nẵng, Kontum, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Định, Khánh Hoà, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Đầu trăn gấm nhỏ dài, phân biệt rõ với cổ. Bốn tấm vảy môi trên đầu tiên, ở mỗi tấm có một lỗ cảm giác (lỗ môi). Mặt lưng trăn gấm có màu vàng be hay vàng nâu với những vân xám đen nối với nhau làm thành những mắt lưới.
Trăn gấm có thể đẻ tới 100 trứng/lứa, trăn mẹ có tập tính cuốn lấy trứng. Trứng nở sau khoảng hai tháng rưỡi đến 3 tháng. Con non mới nở dài khoảng 60 đến 75cm.
Giống như các loại trăn khác, trăn gấm không có nọc độc, vì vậy chúng giết con mồi bằng cách dùng thân quấn quanh con vật và siết cho đến chết. Mặc dù loài trăn gấm đủ khỏe để giết người, chúng không được xem là loài động vật nguy hiểm cho con người và trường hợp người bị chúng tấn công rất ít khi xảy ra.
Trăn gấm sống ở rừng thưa, gần các sông suối. Chúng dành phần lớn thời gian trên cây. Loài này có khả năng bơi lội rất giỏi, chủ yếu hoạt động về đêm. Thức ăn của trăn gấm gồm các loài thú và chim.
Trăn gấm thuộc nhóm IIB được quy định trong danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.