Ngày 28/2 đánh dấu một tháng (kể từ 1/2) khi người dân Myanmar sống dưới chính quyền quân sự và cũng là ngày đẫm máu nhất khi quân đội đàn áp các cuộc biểu tình phản đối.Người dùng tại Myanmar đã gặp vấn đề khiến đường truyền Internet bị gián đoạn ngay sau khi quốc gia này xảy ra biến cố chính trị. Dịch vụ của các nhà cung cấp viễn thông bao gồm công ty Bưu chính Viễn thông Myanmar (MPT) và Telenor cũng dừng hoạt động.Sự cố gián đoạn bắt đầu được ghi nhận vào lúc 3h sáng 1/2, và số lượng người truy cập giảm đến 50% tính đến 8h sáng cùng ngày.Các dịch vụ viễn thông bị gián đoạn trước khi có thông tin quân đội Myanmar bắt giữ bà Aung San Suu Kyi cùng các quan chức chính trị cấp cao khác vào sáng 1/2. Các kênh truyền hình và đài phát thanh tại quốc gia này cũng đã ngừng hoạt động.Ngày 6/2, chính quyền Myanmar ra lệnh cho các nhà khai thác viễn thông địa phương ngừng cung cấp các dịch vụ dữ liệu di động và cố định khi các cuộc biểu tình diễn ra lẻ tẻ ở Yangon và khắp cả nước. Lệnh này đã được dỡ bỏ một ngày sau đó.Bộ Thông tin và Truyền thông Myanmar yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động đóng các kết nối internet từ 1h sáng đến 9h sáng hôm 15/2.Myanmar cũng chặn các mạng xã hội tại quốc gia này. Theo đó, ngày 5/2, chính quyền quân đội Myanmar lệnh cho các nhà cung cấp mạng Internet và hãng viễn thông chặn Twitter và Instagram cho tới khi "có thông báo mới".Chính phủ Myanmar cũng yêu cầu các nhà cung cấp internet chặn quyền truy cập Facebook của người dân. Một nửa dân số tại Myanmar có đăng ký tài khoản Facebook.Chính quyền quân sự Myanmar đang phải đối mặt với các cuộc biểu tình lớn trên khắp cả nước cũng như các cuộc đình công của công nhân làm việc trong các cơ quan nhà nước. Động thái này được xem là một phần trong nỗ lực của tổ chức “Phong trào bất tuân dân sự”.Gã khổng lồ công nghệ Facebook cho biết họ cũng sẽ cấm tất cả “các công ty thương mại có liên kết với Tadmadaw” quảng cáo trên các nền tảng của mình tại Myanmar.Facebook cho biết: “Các sự kiện kể từ cuộc chính biến ngày 1/2, bao gồm cả bạo lực chết người, đã dẫn đến nhu cầu thiết thực của lệnh cấm này. Chúng tôi cho rằng rủi ro khi cho phép Tatmadaw (quân đội Myanmar) xuất hiện trên Facebook và Instagram là quá lớn”.Facebook cũng cho biết quyết định cấm quân đội Myanmar được đưa ra do: "Tình trạng vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và nguy cơ bạo lực do quân đội khởi xướng trong tương lai ở Myanmar". Cũng như trước đó, quân đội đã nhiều lần vi phạm các quy tắc của Facebook kể từ sau cuộc biến cố.
Ngày 28/2 đánh dấu một tháng (kể từ 1/2) khi người dân Myanmar sống dưới chính quyền quân sự và cũng là ngày đẫm máu nhất khi quân đội đàn áp các cuộc biểu tình phản đối.
Người dùng tại Myanmar đã gặp vấn đề khiến đường truyền Internet bị gián đoạn ngay sau khi quốc gia này xảy ra biến cố chính trị. Dịch vụ của các nhà cung cấp viễn thông bao gồm công ty Bưu chính Viễn thông Myanmar (MPT) và Telenor cũng dừng hoạt động.
Sự cố gián đoạn bắt đầu được ghi nhận vào lúc 3h sáng 1/2, và số lượng người truy cập giảm đến 50% tính đến 8h sáng cùng ngày.
Các dịch vụ viễn thông bị gián đoạn trước khi có thông tin quân đội Myanmar bắt giữ bà Aung San Suu Kyi cùng các quan chức chính trị cấp cao khác vào sáng 1/2. Các kênh truyền hình và đài phát thanh tại quốc gia này cũng đã ngừng hoạt động.
Ngày 6/2, chính quyền Myanmar ra lệnh cho các nhà khai thác viễn thông địa phương ngừng cung cấp các dịch vụ dữ liệu di động và cố định khi các cuộc biểu tình diễn ra lẻ tẻ ở Yangon và khắp cả nước. Lệnh này đã được dỡ bỏ một ngày sau đó.
Bộ Thông tin và Truyền thông Myanmar yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động đóng các kết nối internet từ 1h sáng đến 9h sáng hôm 15/2.
Myanmar cũng chặn các mạng xã hội tại quốc gia này. Theo đó, ngày 5/2, chính quyền quân đội Myanmar lệnh cho các nhà cung cấp mạng Internet và hãng viễn thông chặn Twitter và Instagram cho tới khi "có thông báo mới".
Chính phủ Myanmar cũng yêu cầu các nhà cung cấp internet chặn quyền truy cập Facebook của người dân. Một nửa dân số tại Myanmar có đăng ký tài khoản Facebook.
Chính quyền quân sự Myanmar đang phải đối mặt với các cuộc biểu tình lớn trên khắp cả nước cũng như các cuộc đình công của công nhân làm việc trong các cơ quan nhà nước. Động thái này được xem là một phần trong nỗ lực của tổ chức “Phong trào bất tuân dân sự”.
Gã khổng lồ công nghệ Facebook cho biết họ cũng sẽ cấm tất cả “các công ty thương mại có liên kết với Tadmadaw” quảng cáo trên các nền tảng của mình tại Myanmar.
Facebook cho biết: “Các sự kiện kể từ cuộc chính biến ngày 1/2, bao gồm cả bạo lực chết người, đã dẫn đến nhu cầu thiết thực của lệnh cấm này. Chúng tôi cho rằng rủi ro khi cho phép Tatmadaw (quân đội Myanmar) xuất hiện trên Facebook và Instagram là quá lớn”.
Facebook cũng cho biết quyết định cấm quân đội Myanmar được đưa ra do: "Tình trạng vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và nguy cơ bạo lực do quân đội khởi xướng trong tương lai ở Myanmar". Cũng như trước đó, quân đội đã nhiều lần vi phạm các quy tắc của Facebook kể từ sau cuộc biến cố.