Một nghiên cứu mới công bố của các chuyên gia chỉ ra một tập tục mai táng độc đáo được thực hiện vào 1.000 năm trước. Khi ấy, những người đưa tang đã chôn cất một người phụ nữ trẻ trong xuồng. Nghi lễ mai táng này tượng trưng cho chuyến hành trình cuối cùng tới vùng đất của những linh hồn ở Patagonia.Khám phá trên giúp các chuyên gia đi đến kết luận việc chôn cất bằng thuyền đã được thực hiện ở khắp khu vực Nam Mỹ thời kỳ tiền Tây Ban Nha.Đồng thời kết quả nghiên cứu mới công bố bác bỏ ý kiến cho rằng cách thức mai táng này chỉ được sử dụng sau khi Nam Mỹ trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha như suy nghĩ trước đây.Nhà khảo cổ học Alberto Pérez, phó giáo sư nhân chủng học tại Đại học Công giáo Temuco ở Chile và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết chiếc xuồng chôn cất bằng gỗ bị phân hủy khá nhanh nên chỉ còn các mảnh vụn.Dù vậy, đây là lần đầu tiên các nhà khoa học tìm được bằng chứng về việc chôn cất bằng xuồng được thực hiện từ thời kỳ tiền Tây Ban Nha. Theo nhà khảo cổ, các bằng chứng trước đó đều là gián tiếp khi dựa trên dữ liệu dân tộc học.Các chuyên gia cho hay thi hài người phụ nữ được chôn cất trong chiếc xuồng được làm từ một thân cây. Thân cây này được làm rỗng ruột bằng lửa. Kỹ thuật này đã được con người sử dụng trong hàng ngàn năm. Những chiếc xuồng được dùng để chôn cất được người Mapuche gọi là wampos.Người phụ nữ trên được các nhà khoa học xác định qua đời khi 17 - 25 tuổi. Ngôi mộ của người này là mộ cổ lâu đời nhất trong số 3 ngôi mộ thời kỳ tiền Tây Ban Nha được phát hiện tại địa điểm khảo cổ Newen Antug gần Hồ Lacár, miền tây Argentina.Bên trong ngôi mộ khoảng 1.000 tuổi của người phụ nữ này có một bình gốm được trang bí bằng men trắng và hoa văn hình học màu đỏ.Người Mapuche đặt thi hài người phụ nữ trong tư thế hai tay đặt sát phần thân trong khi đầu và chân kê cao hơn. Đây là cách chôn cất đặc trưng của nền văn hóa này giúp các chuyên gia giải mã cuộc sống của họ.Mời độc giả xem video: Người dân Đồng Tháp phát hiện hài cốt liệt sĩ. Nguồn: THĐT1.
Một nghiên cứu mới công bố của các chuyên gia chỉ ra một tập tục mai táng độc đáo được thực hiện vào 1.000 năm trước. Khi ấy, những người đưa tang đã chôn cất một người phụ nữ trẻ trong xuồng. Nghi lễ mai táng này tượng trưng cho chuyến hành trình cuối cùng tới vùng đất của những linh hồn ở Patagonia.
Khám phá trên giúp các chuyên gia đi đến kết luận việc chôn cất bằng thuyền đã được thực hiện ở khắp khu vực Nam Mỹ thời kỳ tiền Tây Ban Nha.
Đồng thời kết quả nghiên cứu mới công bố bác bỏ ý kiến cho rằng cách thức mai táng này chỉ được sử dụng sau khi Nam Mỹ trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha như suy nghĩ trước đây.
Nhà khảo cổ học Alberto Pérez, phó giáo sư nhân chủng học tại Đại học Công giáo Temuco ở Chile và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết chiếc xuồng chôn cất bằng gỗ bị phân hủy khá nhanh nên chỉ còn các mảnh vụn.
Dù vậy, đây là lần đầu tiên các nhà khoa học tìm được bằng chứng về việc chôn cất bằng xuồng được thực hiện từ thời kỳ tiền Tây Ban Nha. Theo nhà khảo cổ, các bằng chứng trước đó đều là gián tiếp khi dựa trên dữ liệu dân tộc học.
Các chuyên gia cho hay thi hài người phụ nữ được chôn cất trong chiếc xuồng được làm từ một thân cây. Thân cây này được làm rỗng ruột bằng lửa. Kỹ thuật này đã được con người sử dụng trong hàng ngàn năm. Những chiếc xuồng được dùng để chôn cất được người Mapuche gọi là wampos.
Người phụ nữ trên được các nhà khoa học xác định qua đời khi 17 - 25 tuổi. Ngôi mộ của người này là mộ cổ lâu đời nhất trong số 3 ngôi mộ thời kỳ tiền Tây Ban Nha được phát hiện tại địa điểm khảo cổ Newen Antug gần Hồ Lacár, miền tây Argentina.
Bên trong ngôi mộ khoảng 1.000 tuổi của người phụ nữ này có một bình gốm được trang bí bằng men trắng và hoa văn hình học màu đỏ.
Người Mapuche đặt thi hài người phụ nữ trong tư thế hai tay đặt sát phần thân trong khi đầu và chân kê cao hơn. Đây là cách chôn cất đặc trưng của nền văn hóa này giúp các chuyên gia giải mã cuộc sống của họ.
Mời độc giả xem video: Người dân Đồng Tháp phát hiện hài cốt liệt sĩ. Nguồn: THĐT1.