Dưới thời Tam quốc, 3 thế lựa lớn gồm: Tào Nguỵ, Thục Hán và Đông Ngô thường xuyên xảy ra chiến tranh nhằm tranh đoạt thiên hạ. Trong cuộc chiến đó, Thục Hán sụp đổ vào năm 263 khi bị quân Tào Ngụy đánh bại. Theo sử sách, khi quân Ngụy tiến đánh Thành Đô - kinh đô của Thục Hán, hoàng đế Lưu Thiện nhanh chóng đầu hàng.Lưu Thiện - con trai Lưu Bị quyết định mở cổng thành đầu hàng thay vì chỉ huy quân sĩ chiến đấu bảo vệ đất nước đến cùng khiến người đời sau đánh giá ông là vị vua bất tài. Quyết định trên của Lưu Thiện khiến nhà Thục Hán chính thức diệt vong. Đổi lại con trai của Lưu Bị giữ được mạng sống.Thế nhưng, không lâu sau, Khương Duy cùng Chung Hội quyết định đứng lên tạo phản nhằm giúp Thục Hán "trở mình". Không may sự việc bị bại lộ nên nhiều đại thần của nhà Thục Hán bị Tào Ngụy bắt giữ và xử tội chết. Con trai của Lưu Thiện là thái tử Lưu Tuyền là cũng bỏ mạng trong sự kiện này.Trước sự việc này, nhiều người không khỏi tò mò lý do vì sao Tư Mã Chiêu - con trai Tư Mã Ý - là đại thần của nhà Tào Ngụy tha mạng cho Lưu Thiện nhưng lại giết chết thái tử Lưu Tuyền.Trước sự việc này, một số nhà nghiên cứu đã đưa ra các lý do có thể là nguyên nhân khiến Tư Mã Chiêu có quyết định như vậy. Theo đó, con trai Tư Mã Ý giết thái tử Lưu Tuyền để tránh tai họa về sau.Lưu Tuyền là thái tử của Thục Hán. Nếu để người này sống sót thì có thể sau này có thể dẫn binh làm phản, khôi phục lại đất nước. Vì vậy, Tư Mã Chiêu giết Lưu Tuyền để khiến nhà Thục Hán không còn người thừa kế vương vị.Một lý do khác là Lưu Tuyền là con trưởng của Lưu Thiện và là thái tử của Thục Hán. Khi tướng Đặng Ngải của Tào Ngụy tấn công Thục Hán, trong số 7 người con trai của Lưu Thiện, chỉ có Lưu Kham là chọn tự sát cùng vợ con.Đến năm 264, Khương Duy - đại tướng của Thục Hán thuyết phục Chung Hội - viên tướng nhà Tào Ngụy cùng thực hiện cuộc tạo phản. Tuy nhiên, cuộc tạo phản thất bại nên Chung Hội và nhiều người có liên quan bị giết chết. Thái tử Lưu Tuyền chết trong cuộc phản loạn trên. Nhiều sử gia nghi ngờ lực lượng của Tư Mã Chiêu giết Lưu Tuyền để loại bỏ thái tử Thục Hán - người có ý định phục quốc và có khả năng đe dọa tới an nguy của nhà Tào Ngụy.Một nguyên nhân khác là ngay cả khi Thái tử Lưu Tuyền cam tâm đầu hàng giống vua cha thì một số đại thần, người dân vẫn nung nấu ý định phục quốc. Họ sẽ coi Lưu Tuyền là chỗ dựa tinh thần và âm thầm gây dựng lực lượng để khôi phục nhà Thục.Do đó, Tư Mã Chiêu không thể không giết Lưu Tuyền. Quyết định này của Tư Mã Chiêu dập tắt suy nghĩ phục quốc của những người trung thành với nhà Thục Hán.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Dưới thời Tam quốc, 3 thế lựa lớn gồm: Tào Nguỵ, Thục Hán và Đông Ngô thường xuyên xảy ra chiến tranh nhằm tranh đoạt thiên hạ. Trong cuộc chiến đó, Thục Hán sụp đổ vào năm 263 khi bị quân Tào Ngụy đánh bại. Theo sử sách, khi quân Ngụy tiến đánh Thành Đô - kinh đô của Thục Hán, hoàng đế Lưu Thiện nhanh chóng đầu hàng.
Lưu Thiện - con trai Lưu Bị quyết định mở cổng thành đầu hàng thay vì chỉ huy quân sĩ chiến đấu bảo vệ đất nước đến cùng khiến người đời sau đánh giá ông là vị vua bất tài. Quyết định trên của Lưu Thiện khiến nhà Thục Hán chính thức diệt vong. Đổi lại con trai của Lưu Bị giữ được mạng sống.
Thế nhưng, không lâu sau, Khương Duy cùng Chung Hội quyết định đứng lên tạo phản nhằm giúp Thục Hán "trở mình". Không may sự việc bị bại lộ nên nhiều đại thần của nhà Thục Hán bị Tào Ngụy bắt giữ và xử tội chết. Con trai của Lưu Thiện là thái tử Lưu Tuyền là cũng bỏ mạng trong sự kiện này.
Trước sự việc này, nhiều người không khỏi tò mò lý do vì sao Tư Mã Chiêu - con trai Tư Mã Ý - là đại thần của nhà Tào Ngụy tha mạng cho Lưu Thiện nhưng lại giết chết thái tử Lưu Tuyền.
Trước sự việc này, một số nhà nghiên cứu đã đưa ra các lý do có thể là nguyên nhân khiến Tư Mã Chiêu có quyết định như vậy. Theo đó, con trai Tư Mã Ý giết thái tử Lưu Tuyền để tránh tai họa về sau.
Lưu Tuyền là thái tử của Thục Hán. Nếu để người này sống sót thì có thể sau này có thể dẫn binh làm phản, khôi phục lại đất nước. Vì vậy, Tư Mã Chiêu giết Lưu Tuyền để khiến nhà Thục Hán không còn người thừa kế vương vị.
Một lý do khác là Lưu Tuyền là con trưởng của Lưu Thiện và là thái tử của Thục Hán. Khi tướng Đặng Ngải của Tào Ngụy tấn công Thục Hán, trong số 7 người con trai của Lưu Thiện, chỉ có Lưu Kham là chọn tự sát cùng vợ con.
Đến năm 264, Khương Duy - đại tướng của Thục Hán thuyết phục Chung Hội - viên tướng nhà Tào Ngụy cùng thực hiện cuộc tạo phản. Tuy nhiên, cuộc tạo phản thất bại nên Chung Hội và nhiều người có liên quan bị giết chết. Thái tử Lưu Tuyền chết trong cuộc phản loạn trên. Nhiều sử gia nghi ngờ lực lượng của Tư Mã Chiêu giết Lưu Tuyền để loại bỏ thái tử Thục Hán - người có ý định phục quốc và có khả năng đe dọa tới an nguy của nhà Tào Ngụy.
Một nguyên nhân khác là ngay cả khi Thái tử Lưu Tuyền cam tâm đầu hàng giống vua cha thì một số đại thần, người dân vẫn nung nấu ý định phục quốc. Họ sẽ coi Lưu Tuyền là chỗ dựa tinh thần và âm thầm gây dựng lực lượng để khôi phục nhà Thục.
Do đó, Tư Mã Chiêu không thể không giết Lưu Tuyền. Quyết định này của Tư Mã Chiêu dập tắt suy nghĩ phục quốc của những người trung thành với nhà Thục Hán.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.