Tăng cường tiếp cận y tế trong phòng, chống HIV/AIDS

Google News

Việc tiếp cận các dịch vụ liên quan đến an sinh xã hội cho những người có nguy cơ có HIV và những người có HIV đã được Nhà nước quan tâm và đầu tư.

Ngày 14/12, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức hội thảo "Tăng cường sự tiếp cận với các dịch vụ y tế liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS và COVID-19 và các gói an sinh xã hội cho các nhóm cộng đồng của dự án VUSTA."
Tang cuong tiep can y te trong phong, chong HIV/AIDS
 Ths Nguyễn Quyết Chiến, Tổng thư ký VUSTA.
Phát biểu khai mạc, ThS Nguyễn Quyết Chiến, Tổng thư ký VUSTA cho biết, VUSTA đã tham gia vào dự án của Quỹ Toàn cầu đầu từ năm 2011 và trở thành nhà tài trợ chính từ năm 2015. VUSTA và các đơn vị dự án luôn nỗ lực tham gia trong lĩnh vực phòng chống AIDS tại Việt Nam. Trong giai đoạn 2021-2023, với mục tiêu tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội và các tổ chức cộng đồng được triển khai tại 15 tỉnh, thành phố tại Việt Nam, từ năm 2018 đến nay, dự án VUSTA - quỹ toàn cầu phòng chống AIDS luôn hướng tới mục tiêu thúc đấy môi trường thuận lợi về mặt pháp lý và thực thi chính sách, pháp luật tạo điều kiện cho các nhóm đối tượng chính dự án tiếp cận với dịch vụ y tế.
“Trong giai đoạn 2021-2023, một trong những mục tiêu của dự án là đẩy mạnh việc hoàn thiện và thực thi khung pháp luật và chính sách nhằm tăng cường việc tiếp cận các dịch vụ y tế công bằng và thuận lợi", Tổng thư ký VUSTA nhấn mạnh.
Tang cuong tiep can y te trong phong, chong HIV/AIDS-Hinh-2
 TS Lê Phương Hoà, Trưởng phòng Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế. 
Tại hội thảo, TS Lê Phương Hoà, Trưởng phòng Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) và nhóm chuyên gia đã trình bày, đánh giá sự tiếp cận với các dịch vụ y tế liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS và COVID-19 cũng như các gói an sinh xã hội của các nhóm khách hàng của dự án VUSTA tại một số tỉnh, thành phố.
TS Lê Phương Hoà cho biết, trong bối cảnh phòng chống HIV/AIDS và COVID-19, từ năm 2016 đến nay tỷ lệ nhiễm HIV nam giới có chiều hướng gia tăng trở lại, tỷ lệ nhiễm ở đối tượng MSM và NCG gia tăng hàng năm và đây được cảnh báo là hai nhóm có tỷ lệ nhiễm HIV mới chính trong thời gian tới.
Công tác phòng chống, giảm nguy cơ lây nhiễm vẫn đang được các cấp, các ngành triển khai. Việc xét nghiệm sàng lọc HIV hiện đã bao phủ 100% tuyến huyện và xét nghiệm khẳng định HIV đã bao phủ 100% tỉnh thành. Đại dịch COVID-19 xuất hiện đầu năm 2020 khiến cho công tác phòng chống chống HIV/AIDS trở nên khó khăn hơn.
Trưởng phòng Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế cho rằng, thực trạng tiếp cận các dịch vụ liên quan đến an sinh xã hội có thể nhận thấy về mặt chủ trương và chính sách, an sinh xã hội cho những người có nguy cơ có HIV và những người có HIV đã được quan tâm và đầu tư. Bên cạnh đó, nguồn tài chính cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS vẫn còn phụ thuộc tới gần 50% vào các dự án quốc tế, nhất là các hoạt động thuộc lĩnh vực dự phòng lây nhiễm HIV hiện quỹ BHYT sẽ không chi trả. Quá trình chuyển giao tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS trước mắt cũng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.
Tham gia phát biểu ý kiến tại hội thảo, các chuyên gia cũng khuyến nghị phải mở rộng các hình thức trợ giúp và cứu trợ xã hội, phát huy vai trò chủ đạo của Nhà nước. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh các cuộc vận động xã hội tham gia bảo đảm an sinh xã hội. Tập trung các giải pháp làm giảm kỳ thị của xã hội đồi với TCMT, MSM, NCG, PNBD, NCH. Tăng ngân sách cho các dịch vụ dành cho các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS, đồng thời tăng mức hỗ trợ cho các TCMT, MSM, NCG, PNBD, NCH. Quy trình để cung cấp dịch vụ cho các TCMT, MSM, NCG, PNBD, NCH nên được tính toán lại và đơn giản hơn.
Ngoài ra, phát triển các mô hình y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân như là mô hình bác sĩ gia đình, khám chữa bệnh từ xa, phân cấp tư vấn y tế để đảm bảo chức năng tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng nhiễm và cho nguy cơ nhiễm HIV. Công tác truyền thông về các gói dịch vụ vẫn cần tiếp tục triển khai với nhiều hình thức thiết thực và sáng tạo. Cần có những chính sách cụ thể và nâng cao mức hỗ trợ đối với những người làm công tác cung cấp dịch vụ cho các đối tượng TCMT, MSM, NCG, PNBD, NCH. Cần tài liệu hóa các bài học tốt từ các SR trong hoạt động cung cấp dịch vụ phòng chống dịch và ASXH trong thời gian COVID-19 vừa qua để lan tỏa bài học tốt đồng thời chuẩn bị sẵn nếu có biến cố trong tương lai.
>>> Mời quý độc giả xem video: TSKH Phan Xuân Dũng ( phải) và GS.TSKH Đặng Vũ Minh chủ tịch danh dự VUSTA trao giải Nhất cho các tác giả, nhóm tác giả.. Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.
 
Thiên Tuấn - Nguyễn Hải

>> xem thêm

Bình luận(0)