Người quản ngục giữa cuộc chiến ma tuý khốc liệt ở Philippines

Google News

David Jambalos làm việc ở nhà tù thành phố Quezon (Philippines) được hơn 2 thập kỷ. Ông luôn ưu tiên, dành phần lớn thời gian cho hàng nghìn tù nhân.

Nhà tù thành phố Quezon hiện nay rơi vào tình trạng quá tải, hiện có hàng nghìn tù nhân với sức chứa chỉ khoảng 800 người.
Phạm nhân chen chúc nhau từng kẽ hở hiếm hoi, cơ sở vật chất cũ kỹ tồi tàn. Cơ thể họ đẫm mồ hôi, nằm đè lên những thanh thép gỉ hay bất kỳ khoảng trống nào. Thậm chí, họ phải thay phiên nhau ngủ.
Trên tường tràn ngập những thông điệp như "Khiêm tốn", "Giữ phẩm giá" và "Không sợ hãi".
Như một định mệnh
Ông David Jambalos làm việc ở nhà ngục thành phố Quezon (Philippines) được hơn 2 thập kỷ. Người đàn ông 42 tuổi này luôn ưu tiên, dành phần lớn thời gian cho hàng nghìn tù nhân.
Nguoi quan nguc giua cuoc chien ma tuy khoc liet o Philippines
Ông David luôn lấy công việc làm niềm vui mỗi ngày. Ảnh: CNA. 
"Bản thân tôi đến với nghề quản ngục như một định mệnh. Đó là sứ mệnh mà Chúa ban tặng cho tôi", David tự hào nói.
20 năm trong nghề (từ tháng 4/1994), ông David từng gắn bó với nhiều chức vụ khác nhau. Ông hiện trách phụ trách công việc hậu cần, an ninh và thông tin. Gần đây, ông đảm nhiệm chăm lo đời sống cho các phạm nhân.
Tuy vất vả, viên quản ngục luôn nở nụ cười trên mỗi khi ghé thăm phòng giam.
Ông thường xuyên dừng lại để nói chuyện với tù nhân, ân cần giải đáp thắc mắc chỉ ra những vấn đề họ đang mắc phải.
Nhà ngục thành phố Quezon không chỉ khét tiếng ở Philippines mà còn trên thế giới, nơi đây là minh chứng rõ nét cuộc khủng hoảng nhà tù. David Jamalos luôn đau đáu, trăn trở nỗ lực đem đến điều kiện sinh hoạt thoải mái nhất cho các phạm nhân.
“Đôi khi, tôi như một chuyên gia nghiên cứu tội phạm. Cũng có khi, tôi lại làm một luật sư, đưa ra lời khuyên về các vấn đề pháp lý hay trở thành một người bạn, hỏi thăm sức khỏe, lắng nghe câu chuyện mà họ giãi bày. Nghĩa vụ của tôi là trở thành một cảnh sát tận tâm, trách nhiệm”, ông cho hay.
Nguoi quan nguc giua cuoc chien ma tuy khoc liet o Philippines-Hinh-2
Tình trạng quá tải tại nhà ngục thành phố Quezon. Ảnh: CNA. 
Nhà tù chật như nêm
Các nhà tù tại Philippines được coi là đông đúc nhất ở châu Á và có thể cả trên thế giới. Khảo sát vào cuối năm 2016 cho thấy số phạm nhân ở nhà tù Quezon vượt quá 511% sức chứa. Năm 2013, tình trạng quá tải cao nhất thế giới là ở nhà tù Haiti, với mức 335,7%.
Quản ngục David chỉ dùng một từ “ma túy” để lý giải cho tình trạng này. Đây là hậu quả trực tiếp từ những vụ bắt giữ, bỏ tù sau "cuộc chiến chống ma túy” do Tổng thống Rodrigo Duterte khởi xướng. Cuộc chiến đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng và số lượng tù nhân trong nhà tù tăng vọt đột biến.
Cục quản lý Nhà tù Philippines xác nhận có 126.946 phạm nhân vào cuối năm 2016, tăng hơn 30.000 người so với năm 2015.
"Kể từ khi cuộc chiến chống ma túy bắt đầu, điều kiện cơ sở vật chất của các nhà tù trên khắp Philippines trở nên xuống cấp trầm trọng và trở thành một cuộc khủng hoảng toàn diện. Các tù nhân bị nhồi nhét như "cá mòi trong hộp", Channel News Asia trích lời Phó giám đốc Tổ chức bảo vệ nhân quyền Phil Robertson.
Tuy vậy, nhiều tù nhân thích cuộc sống sau song sắt, hơn là trở về cộng đồng. Davide chia sẻ họ cảm thấy may mắn khi bị giam cầm và coi nhà tù là nơi an toàn.
Mối nguy hiểm thường trực
Đe dọa bạo lực luôn thường trực trong nhà tù thành phố Quezon, đây được coi là một nơi nguy hiểm cho cả tù nhân và cả quản ngục. Hoạt động của các băng đảng đang ở thời kì cao trào, khiến quản ngục David và đồng nghiệp của ông phải liên tục canh chừng nguy cơ xảy ra bạo loạn.
Đôi khi, những cuộc đụng độ xảy ra hàng tuần, bởi các phạm nhân có thể dễ dàng dùng vũ khí tự chế như dao, cung tên, dây cao su… để tấn công lẫn nhau.
Số lượng nhân viên nhà tù chỉ bằng 1/100 số phạm nhân. Điều này dẫn đến tình trạng hỗn loạn ở Quezon và gây ra nhiều thương vong.
Giờ đây, nhờ hệ thống an ninh tiến tiến, nhà tù thành phố Quezon luôn được đảm bảo an toàn. Gia đình David luôn lo lắng cho ông mỗi ngày khi ông đi làm. Trong khi đó, David cảm thương những tù nhân ở đây.
"Nếu sử dụng kiến thức, kỹ năng một cách nhân đạo, công việc này có ý nghĩa nhiều hơn cả nghĩa vụ với cộng đồng. Đó là công việc vì con người", ông khẳng định.
Theo Bảo Ngân/Zing News

>> xem thêm

Bình luận(0)