Trung Quốc mạnh mẽ nhất châu Á – Thái Bình Dương?

Google News

(Kiến Thức) - Theo các chuyên gia, Trung Quốc là quốc gia mạnh mẽ nhất châu Á – Thái Bình Dương trong thập kỷ tới.

Kết quả một cuộc trưng cầu ý kiến của các chuyên gia, Trung Quốc là nước mạnh mẽ nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong thập kỉ tới mặc dù Mỹ đang thực hiện chiến lược tái cân bằng tại đây.
Nghiên cứu trên được Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Washington và tờ JoongAng Ilbo của Hàn Quốc hợp tác thực hiện bằng cách trưng cầu ý kiến của 150 chuyên gia đến từ 11 nước vùng Châu Á – Thái Bình Dương.
Năm 2012, Nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã tuyên bố rằng Mỹ sẽ đưa 60% số tàu chiến của nước này đến Châu Á – Thái Bình Dương như một phần của chiến lược tái cơ cấu. Tuy nhiên, 53% người tham gia điều tra nói rằng Trung Quốc sẽ là quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến khu vực này trong vòng 10 năm tới, và chỉ có 28% chuyên gia ủng hộ Mỹ.
Hải quân Trung Quốc tập trận ở Thái Bình Dương. 
56% số chuyên gia cũng tin rằng Trung Quốc sẽ là đối tác thương mại quan trọng nhất ở Châu Á – Thái Bình Dương, 79% nói rằng Trung Quốc sẽ có tác động tích cực đến nền kinh tế toàn cầu trong 10 năm tới. Trái lại, 61% người nói rằng Trung Quốc sẽ gây tác động tiêu cực đến an ninh khu vực.
Tranh chấp lãnh thổ được cho là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự hợp tác phát triển trong khu vực, phát sinh từ sau những sự kiện lịch sử và điều không chắc chắn có thể xảy ra từ sự phát triển của Trung Quốc. Hơn 80% chuyên viên từ Nhật và Trung Quốc tin rằng sẽ phải dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn trong khu vực nếu con đường ngoại giao không thành công.
Chuyên viên của Trung Quốc và Hàn Quốc cho rằng những vấn đề lịch sử quan trọng hơn những tranh chấp chủ quyền. 88% chuyên viên Trung Quốc, 62% chuyên viên Đài Loan và 60% chuyên viên Hàn Quốc tin rằng Nhật Bản có ảnh hưởng tiêu cực đến mâu thuẫn trong khu vực.
Trả lời câu hỏi điêu gì đang là vấn đề cấp bách nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các chuyên gia cho rằng kinh tế – tài chính đứng đầu, vấn đề thứ yếu là vấn đề tranh chấp lãnh thổ, sau đó là biến đổi khí hậu.
Lê Trang

Bình luận(0)