Hội nghị thượng đỉnh lần này diễn ra ở Brussels, chứ không phải ở thành phố Sochi như đã định. Đây cũng là lần đầu tiên trong 17 năm qua G7 họp mà không có sự tham gia của Nga. Vào hồi tháng 3, các thành viên như Anh, Đức, Pháp, Ý, Mỹ, Canada, Nhật Bản đã nhất trí loại bỏ tư cách thành viên của Nga trong nhóm này.
Hai vấn đề nổi cộm được các lãnh đạo G7 thảo luận lần này đó là lên án Nga trong vụ khủng hoảng Ukraine cũng như các hành động sau trái của Trung Quốc ở Biển Đông gần đây.
Theo đó, tuyên bố chung của G7 ngày 4/6 nêu rõ, họ sẵn sàng áp đặt thêm các lệnh trừng phạt hay đưa ra các biện pháp hạn chế nhằm vào Nga.
Chưa kể, trong thời gian gần đây, Mỹ liên tục tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực châu Âu như điều thêm nhiều máy bay chiến đấu tuần tra bầu trời các nước Baltic, Ba Lan. Ngoài ra, khối liên minh quân sự NATO cũng tuyên bố, họ đang hoàn thiện gói viện trợ quân sự để cải cách và hiện đại hóa lực lượng vũ trang Ukraine sau sự kiện Crimea sáp nhập vào Nga.
Trong tuyên bố chung đưa ra ngày 4/6, G7 bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông, biển Hoa Đông và phản đối bất kì hành động đơn phương của Trung Quốc để khẳng định chủ quyền. Tuyên bố cũng khuyến khích cách giải quyết hòa bình trong cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Hội nghị thượng đỉnh lần này diễn ra ở Brussels, chứ không phải ở thành phố Sochi như đã định. Đây cũng là lần đầu tiên trong 17 năm qua G7 họp mà không có sự tham gia của Nga. Vào hồi tháng 3, các thành viên như Anh, Đức, Pháp, Ý, Mỹ, Canada, Nhật Bản đã nhất trí loại bỏ tư cách thành viên của Nga trong nhóm này.
Hai vấn đề nổi cộm được các lãnh đạo G7 thảo luận lần này đó là lên án Nga trong vụ khủng hoảng Ukraine cũng như các hành động sau trái của Trung Quốc ở Biển Đông gần đây.
Theo đó, tuyên bố chung của G7 ngày 4/6 nêu rõ, họ sẵn sàng áp đặt thêm các lệnh trừng phạt hay đưa ra các biện pháp hạn chế nhằm vào Nga.
Chưa kể, trong thời gian gần đây, Mỹ liên tục tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực châu Âu như điều thêm nhiều máy bay chiến đấu tuần tra bầu trời các nước Baltic, Ba Lan. Ngoài ra, khối liên minh quân sự NATO cũng tuyên bố, họ đang hoàn thiện gói viện trợ quân sự để cải cách và hiện đại hóa lực lượng vũ trang Ukraine sau sự kiện Crimea sáp nhập vào Nga.
Trong tuyên bố chung đưa ra ngày 4/6, G7 bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông, biển Hoa Đông và phản đối bất kì hành động đơn phương của Trung Quốc để khẳng định chủ quyền. Tuyên bố cũng khuyến khích cách giải quyết hòa bình trong cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.