Không chỉ mắc ung thư vú, thông qua quét MRI, các nhà khoa học còn nhận thấy công chúa Siberia còn bị nhiễm trùng tủy xương khi còn sống.
|
Xác ướp công chúa vùng Siberia 2.500 tuổi cho thấy cô từng mắc ung thư vú và nhiễm trùng tủy xương khi còn sống.
|
Về phát hiện này, giáo sư sinh lý học Andrey Letyagin đến từ Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết: “Hình ảnh thu được ở tuyến vú chỉ ra công chúa Ukok xuất hiện một khối u nguyên phát ở ngực phải.
Khối u có dấu hiệu di căn.
Tôi chắc chắn về chẩn đoán này. Đương thời, công chúa từng rất tiều tụy và chỉ có ung thư mới mang lại sức tàn phá khủng khiếp như những gì xác ướp đã trải qua”.
Các nhà khoa học cũng phát hiện trong khu vực chôn cất có hộp chứa cần sa. Rất có thể khi còn sống Ukok đã sử dụng chúng nhằm xoa dịu các cơn đau triền miên. Họ cũng tin rằng cô từng là một pháp sư, The Siberian Times đưa tin.
Nghiên cứu thêm về xác ướp 2.500 tuổi, giới nhà khoa học tin rằng Ukok từng được tôn vinh như vị sứ giả có khả năng giao tiếp với đấng tổ tiên, các vị thần góp phần duy trì cuộc sống bình yên của người dân. Chính vì vậy khi cô mất đi, người dân vẫn luôn tỏ thái độ thành kính.
Thi thể công chúa Ukok, nằm trong lớp băng vĩnh cửu cho tới khi Natalia Polosmak, một chuyên gia người Nga khai quật vào năm 1993. Đây là "một trong những phát hiện khảo cổ ý nghĩa nhất với nhân loại cuối thế kỷ XX". Phát hiện tạo ra bước nhảy vọt, giúp các nhà khảo cổ nghiên cứu sâu hơn về tộc người Pazyryk sống ở thời điểm trước Công nguyên.