Sáng ngày hôm qua (5/7), tàu chiến USS Coronado (LCS-4) và tàu cứu hộ mang tên USNS Salvor (T-ARS-52) thuộc Hải quân Mỹ đã đến Cảng quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa), phục vụ Chương trình giao lưu Hải quân (NEA) lần thứ 8 giữa Hải quân hai nước. Theo kế hoạch từ ngày 5 - 10/7, hai bên sẽ có các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao, trao đổi kỹ năng về quân y, cứu hộ trên biển, an ninh hàng hải và thực hành Bộ Quy tắc ứng xử cho những cuộc đụng độ ngoài ý muốn trên biển.Trong ảnh là tàu cứu hộ, cứu đắm USNS thuộc Chương trình Hỗ trợ dịch vụ của Bộ Tư lệnh Hải vận Quân sự Hoa Kỳ. Tàu này có chiều dài 78 m, lượng giãn nước toàn phần trên 3.280 tấn, vận tốc đạt tốc độ tối đa khoảng 14 hải lý/giờ, phù hợp với các hoạt động cứu nạn, cứu hộ trên biển với phạm vi hoạt động rộng. Nguồn ảnh: WikipediaTuy nhiên, con tàu gây sự chú ý nhiều nhất trong lần thăm Cam Ranh, Việt Nam lần này là USS Coronado (LCS-4) – một trong những tàu chiến đấu ven bờ (LCS) thế hệ mới nhất của Hải quân Mỹ. Đây là một trong những con tàu đại diện cho học thuyết tác chiến hải quân hiện đại của Hoa Kỳ. Tàu chiến đấu ven bờ (LCS) được định nghĩa là lớp tàu chiến mặt nước nhỏ phục vụ hoạt động tác chiến vùng bờ biển. Vai trò lớp tàu này rất rộng lớn từ tác chiến chống ngầm, rà phá thủy lôi, tác chiến mặt nước, tình báo, trinh sát, do thám tới hoạt động đặc biệt, hậu cần... Nguồn ảnh: WikipediaTàu chiến đấu ven bờ USS Coronado (LCS-4) là chiếc tàu thứ 2 thuộc lớp Independence và là tàu thứ 4 thuộc kiểu tàu tác chiến ven bờ (LCS). Con tàu được khởi đóng ngày 17/12/2009 và hạ thủy ngày 14/1/2012. Hai năm sau, nó chính thức gia nhập hạm đội hải quân Mỹ vào ngày 5/4/2014, căn cứ chính đóng tại quân cảng San Diego, bang California. Nguồn ảnh: WikipediaNói về USS Coronado, đây được xem là một trong những kiểu tàu chiến hầm hố và đẹp nhất thế giới với kiểu thiết kế 3 thân (trimaran hull) góp phần giúp nó trở thành một trong những tàu chiến lớn chạy nhanh nhất thế giới. Thiết kế đặc biệt về khung thân nhiều góc cạnh cũng khiến cho con tàu tăng đáng kể khả năng tàng hình. Nguồn ảnh: WikipediaChiến hạm USS Coronado có lượng giãn nước toàn tải ước tính 3.104 tấn, dài 127,4m, rộng 31,6m, mớn nước 4,27m. Tàu trang bị hệ thống động cơ tuabin khí LM2500 (2 máy) và 4 máy diesel phát điện cho hệ thống trong tàu. Đặc biệt, con tàu không dùng chân vịt truyền thống mà dùng kiểu hệ thống đẩy waterjet (phản lực nước) cho phép con tàu di chuyển với tốc độ tối đa lớn 47 hải lý/h, tầm hoạt động 8.000km. Nguồn ảnh: WikipediaMặc dù sở hữu thiết kế hiện đại, hầm hố khiến nhiều quốc gia ngưỡng mộ, thế nhưng khi tìm hiểu vũ khí của USS Coronado (LCS-4) thì không khỏi khiến người ta hụt hẫng. Cụ thể cấu hình vũ khí tiêu chuẩn khi ra mắt của USS Coronado chỉ bao gồm một khẩu pháo và một bệ phóng tên lửa phòng không. Hoàn toàn không có sự hiện diện của tên lửa phòng không tầm xa hay tên lửa chống hạm. Thậm chí pháo hạm của USS Coronado cũng là loại hạng nhẽ cỡ 57mm. Nguồn ảnh: WikipediaCon tàu có một bệ phóng tên lửa hải đối không RIM-116 RAM có tầm phóng 9km. Nguồn ảnh: WikipediaMặc dù trong vai trò tàu LCS, USS Coronado sẽ phải tham gia nhiệm vụ chống ngầm, vậy nhưng nó cũng không có sonar. Vai trò này được phó mặc cho chiếc trực thăng săn ngầm MH-60 Sea Hawk. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài ra, nó có khả năng đáp ứng hoạt động cho một trực thăng không người lái MQ-8 Fire Scout thiết kế cho vai trò trinh sát, tấn công hạng nhệ. MQ-8 có thể bay liên tục 8 tiếng trên không. Trong ảnh, trực thăng MQ-8 trên boong tàu USS Coronado tại Cam Ranh.Tất nhiên là người Mỹ hiểu được vấn đề hỏa lực quá kém cỏi của USS Coronado (LCS-4). Thực ra trong quá trình thiết kế tàu LCS, họ đã tính cả vào phương án khi cần có thể tích hợp các module tên lửa chống hạm, tên lửa phòng không, tên lửa chống ngầm một cách "dễ dàng" cho các tàu LCS. Tuy nhiên việc tích hợp đòi hỏi cũng phải thử nghiệm "chán chê". Đến nay, Hải quân Mỹ mới chỉ thực hiện tích hợp một số loại vũ khí kiểu module cho tàu LCS. Nguồn ảnh: WikipediaUSS Coronado (LCS-4) tới Cam Ranh lần này được trang bị module 4 ống phóng tên lửa hành trình chống hạm RGM-84D Harpoon Block 1C có tầm phóng ước tính 140km. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài ra, tháng 7/2014, Hải quân Mỹ đã thử thành công module tên lửa chống hạm NSM có tầm bắn 185km từ tàu USS Coronado. Nguồn ảnh: WikipediaTrong khoang chứa một số trang bị chuyên biệt tàu USS Coronado thăm Cam Ranh. Có thể nhận ra sự có mặt của thuyền cao tốc RHIB dài 7m.Dù hỏa lực gây thất vọng, thế nhưng LCS Coronado cũng có nhiều điểm đáng khen, một trong số đó là thủy thủ đoàn vận hành nó chỉ cần có 40 người. Với một con tàu 3.000 tấn, đó là con số quá ít ỏi, điều đó chứng minh rằng LCS Coronado có tính tự động hóa cực cao.
Sáng ngày hôm qua (5/7), tàu chiến USS Coronado (LCS-4) và tàu cứu hộ mang tên USNS Salvor (T-ARS-52) thuộc Hải quân Mỹ đã đến Cảng quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa), phục vụ Chương trình giao lưu Hải quân (NEA) lần thứ 8 giữa Hải quân hai nước. Theo kế hoạch từ ngày 5 - 10/7, hai bên sẽ có các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao, trao đổi kỹ năng về quân y, cứu hộ trên biển, an ninh hàng hải và thực hành Bộ Quy tắc ứng xử cho những cuộc đụng độ ngoài ý muốn trên biển.
Trong ảnh là tàu cứu hộ, cứu đắm USNS thuộc Chương trình Hỗ trợ dịch vụ của Bộ Tư lệnh Hải vận Quân sự Hoa Kỳ. Tàu này có chiều dài 78 m, lượng giãn nước toàn phần trên 3.280 tấn, vận tốc đạt tốc độ tối đa khoảng 14 hải lý/giờ, phù hợp với các hoạt động cứu nạn, cứu hộ trên biển với phạm vi hoạt động rộng. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tuy nhiên, con tàu gây sự chú ý nhiều nhất trong lần thăm Cam Ranh, Việt Nam lần này là USS Coronado (LCS-4) – một trong những tàu chiến đấu ven bờ (LCS) thế hệ mới nhất của Hải quân Mỹ. Đây là một trong những con tàu đại diện cho học thuyết tác chiến hải quân hiện đại của Hoa Kỳ. Tàu chiến đấu ven bờ (LCS) được định nghĩa là lớp tàu chiến mặt nước nhỏ phục vụ hoạt động tác chiến vùng bờ biển. Vai trò lớp tàu này rất rộng lớn từ tác chiến chống ngầm, rà phá thủy lôi, tác chiến mặt nước, tình báo, trinh sát, do thám tới hoạt động đặc biệt, hậu cần... Nguồn ảnh: Wikipedia
Tàu chiến đấu ven bờ USS Coronado (LCS-4) là chiếc tàu thứ 2 thuộc lớp Independence và là tàu thứ 4 thuộc kiểu tàu tác chiến ven bờ (LCS). Con tàu được khởi đóng ngày 17/12/2009 và hạ thủy ngày 14/1/2012. Hai năm sau, nó chính thức gia nhập hạm đội hải quân Mỹ vào ngày 5/4/2014, căn cứ chính đóng tại quân cảng San Diego, bang California. Nguồn ảnh: Wikipedia
Nói về USS Coronado, đây được xem là một trong những kiểu tàu chiến hầm hố và đẹp nhất thế giới với kiểu thiết kế 3 thân (trimaran hull) góp phần giúp nó trở thành một trong những tàu chiến lớn chạy nhanh nhất thế giới. Thiết kế đặc biệt về khung thân nhiều góc cạnh cũng khiến cho con tàu tăng đáng kể khả năng tàng hình. Nguồn ảnh: Wikipedia
Chiến hạm USS Coronado có lượng giãn nước toàn tải ước tính 3.104 tấn, dài 127,4m, rộng 31,6m, mớn nước 4,27m. Tàu trang bị hệ thống động cơ tuabin khí LM2500 (2 máy) và 4 máy diesel phát điện cho hệ thống trong tàu. Đặc biệt, con tàu không dùng chân vịt truyền thống mà dùng kiểu hệ thống đẩy waterjet (phản lực nước) cho phép con tàu di chuyển với tốc độ tối đa lớn 47 hải lý/h, tầm hoạt động 8.000km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mặc dù sở hữu thiết kế hiện đại, hầm hố khiến nhiều quốc gia ngưỡng mộ, thế nhưng khi tìm hiểu vũ khí của USS Coronado (LCS-4) thì không khỏi khiến người ta hụt hẫng. Cụ thể cấu hình vũ khí tiêu chuẩn khi ra mắt của USS Coronado chỉ bao gồm một khẩu pháo và một bệ phóng tên lửa phòng không. Hoàn toàn không có sự hiện diện của tên lửa phòng không tầm xa hay tên lửa chống hạm. Thậm chí pháo hạm của USS Coronado cũng là loại hạng nhẽ cỡ 57mm. Nguồn ảnh: Wikipedia
Con tàu có một bệ phóng tên lửa hải đối không RIM-116 RAM có tầm phóng 9km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mặc dù trong vai trò tàu LCS, USS Coronado sẽ phải tham gia nhiệm vụ chống ngầm, vậy nhưng nó cũng không có sonar. Vai trò này được phó mặc cho chiếc trực thăng săn ngầm MH-60 Sea Hawk. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài ra, nó có khả năng đáp ứng hoạt động cho một trực thăng không người lái MQ-8 Fire Scout thiết kế cho vai trò trinh sát, tấn công hạng nhệ. MQ-8 có thể bay liên tục 8 tiếng trên không. Trong ảnh, trực thăng MQ-8 trên boong tàu USS Coronado tại Cam Ranh.
Tất nhiên là người Mỹ hiểu được vấn đề hỏa lực quá kém cỏi của USS Coronado (LCS-4). Thực ra trong quá trình thiết kế tàu LCS, họ đã tính cả vào phương án khi cần có thể tích hợp các module tên lửa chống hạm, tên lửa phòng không, tên lửa chống ngầm một cách "dễ dàng" cho các tàu LCS. Tuy nhiên việc tích hợp đòi hỏi cũng phải thử nghiệm "chán chê". Đến nay, Hải quân Mỹ mới chỉ thực hiện tích hợp một số loại vũ khí kiểu module cho tàu LCS. Nguồn ảnh: Wikipedia
USS Coronado (LCS-4) tới Cam Ranh lần này được trang bị module 4 ống phóng tên lửa hành trình chống hạm RGM-84D Harpoon Block 1C có tầm phóng ước tính 140km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài ra, tháng 7/2014, Hải quân Mỹ đã thử thành công module tên lửa chống hạm NSM có tầm bắn 185km từ tàu USS Coronado. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong khoang chứa một số trang bị chuyên biệt tàu USS Coronado thăm Cam Ranh. Có thể nhận ra sự có mặt của thuyền cao tốc RHIB dài 7m.
Dù hỏa lực gây thất vọng, thế nhưng LCS Coronado cũng có nhiều điểm đáng khen, một trong số đó là thủy thủ đoàn vận hành nó chỉ cần có 40 người. Với một con tàu 3.000 tấn, đó là con số quá ít ỏi, điều đó chứng minh rằng LCS Coronado có tính tự động hóa cực cao.