Sau vụ Crimea, Mỹ lo sợ mất quyền kiểm soát toàn cầu

Google News

(Kiến Thức) - Giáo sư Noam Chomsky nhận định, các nhà lãnh đạo hàng đầu Mỹ có rất nhiều lo ngại về Crimea. Tuy nhiên, lo lắng này chủ yếu là sợ mất quyền kiểm soát toàn cầu.

Trong bài viết gần đây đăng trên trang alternet.org, nhà nghiên cứu chính trị kiêm Giáo sư đại học của Mỹ Noam Chomsky chỉ ra, Mỹ đã vạch ra các đường vạch đỏ một cách kiên cố ở các vùng biên giới tiếp giáp với Nga. Tuy nhiên, Nga đã sáp nhập vùng đất Crimea vốn trước thuộc về Ukraine. Do vậy, điều này vô hình đã vượt qua giới hạn mà phía Washington đặt ra.
Theo đó, ở một phần nội dung bài viết của mình, chuyên gia Chomsky còn lấy các ví dụ khác nhau để phân tích tính chất nghiêm trọng của vụ sáp nhập đó. Ngoài ra, ông cũng cho hay, các nhà bình luận đang so sánh các sự kiện gần đây ở Ukraine với cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba năm 1962.
 Binh sĩ Nga ở Crimea.
Lật lại lịch sử, Giáo sư Chomsky rút ra nhận xét rằng, trật tự thế giới đã không bị đảo lộn ngay cả khi Anh và Mỹ tấn công Iraq, một trong những sự kiện quốc tế được cho là tồi tệ nhất trong chính trường thế giới. Giáo sư Chomsky lý giải điều này như sau: “Dường như, việc làm trên của Anh và Mỹ ở Iraq vẫn chưa vượt qua các giới hạn đỏ của Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên, với quyết định sáp nhập Crimea vào Liên bang Nga và cả những tham vọng của Tổng thống Putin ở Ukraine, các động thái trên đã nằm quá giới hạn của người Mỹ”.
Ông thể hiện suy đoán của mình trong các câu tiếp như sau: “Các vạch đỏ được Mỹ đặt kiên cố ở biên giới với Nga. Vì thế, các tham vọng của Nga đối với khu vực sân sau của Mỹ vi phạm trật tự thế giới và gây ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine như hiện nay”.
 Người dân Crime ăn mừng khi trở về với "đất mẹ" Nga.
Theo quan điểm của giáo sư Chomsky, ông đã vạch ra các điểm bắt đầu và kết thúc của các vạch đỏ của Mỹ. Rất nhiều quốc gia được phép thiết lập những vạch đỏ ở biên giới của họ, nơi trong thực tế, Mỹ đã tự đặt vạch riêng của họ. Tuy nhiên, đó không phải là Iraq, mà thực tế là Iran, quốc gia Mỹ đe dọa tấn công.
Ngoài ra, trong ấn phẩm gần đây nhất trên chuyên trang An ninh Quốc tế thuộc Trung tâm Khoa học và các vấn đề đối ngoại của Đại học Harvard, Giáo sư Đại học Oxford Yuen Foong Khong đã giải thích về khái niệm quyền kiểm soát toàn cầu của Mỹ như sau: "Lợi ích sống còn của Mỹ là để ngăn chặn quyền bá chủ thù địch trong việc thống trị bất cứ khu vực lớn trên thế giới”. Hiểu rộng hơn chút nữa, khái niệm trên có thể mang hàm ý rằng, Mỹ cần “duy trì ưu thế của mình trong việc duy trì hoà bình và ổn định”.
Thanh Nga (theo VOR)

Bình luận(0)