Những bệnh cấm dùng thuốc kháng sinh

Google News

Khi bị những bệnh sau, bạn đừng dùng thuốc kháng sinh - hãy lưu ý ngay nhé!

Clip cách dùng thuốc kháng sinh:
Khi bị ốm, phương pháp khắc phục đầu tiên bạn thường nghĩ tới là thuốc kháng sinh. Tuy nhiên trên thực tế cách tốt nhất để bạn cảm thấy tốt hơn không phải là các thuốc kháng sinh. Những loại thuốc này chống lại vi khuẩn, vì vậy nếu nguyên nhân gây bệnh không phải là vi khuẩn thì việc dùng thuốc kháng sinh sẽ vô tác dụng hoặc gây hại.
Dùng thuốc kháng sinh không cần thiết có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khó chịu, từ triệu chứng nhẹ như phát ban hoặc triệu chứng nghiêm trọng hơn như phản ứng dị ứng hoặc bệnh đường ruột.
Kháng sinh cũng có thể thúc đẩy sự phát triển của các loại vi khuẩn kháng thuốc, sẽ gây khó khăn khi bạn cần chống lại những bệnh do vi khuẩn thực sự. Một nghiên cứu mới của Anh chỉ ra rằng 13% các thuốc kháng sinh được kê đơn để điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên đã thất bại trong điều trị bệnh có thể vì nguyên nhân kháng thuốc.
Vì vậy trước khi dùng kháng sinh, hãy chắc chắn là bạn thực sự cần chúng. Dưới đây là 5 bệnh phổ biến không yêu cầu điều trị bằng kháng sinh:
 Ảnh minh họa.
Ho
Ho là một phản xạ của cơ thể để tống dị vật ra khỏi đường thở. Có nghĩa là ho là một phản xạ tốt. Chính vì vậy, nếu dùng thuốc kháng sinh để cắt cơn ho vô tình chúng ta ức chế phản xạ ho tống dị vật. Khiến cho ho không thuyên giảm mà sẽ trầm trọng hơn.
Viêm họng
Viêm họng thường do virus chứ không phải vi khuẩn, có nghĩa kháng sinh vô tác dụng. Cách điều trị hiệu quả viêm họng do virus là nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước và dùng thuốc chống viêm. Thời gian khỏi bệnh trung bình là sau 5-6 ngày.
Viêm phế quản cấp
Ho khan, buồn nôn có thể không phải là lý do để bạn dùng kháng sinh, thậm chí nếu bạn đang có rất nhiều đờm, thường là do viêm phế quản cấp.
Khi bị ho ra đờm xanh hoặc vàng, bạn thường lo lắng nhưng đó chính là cách cơ thể làm sạch nhiễm trùng do virus. Nhiễm trùng do vius nghĩa là kháng sinh không có tác dụng. Không nên kê đơn kháng sinh trong trường hợp này, nhưng một nghiên cứu chỉ ra rằng có tới 71% những người bị viêm phế quản cấp được kê kháng sinh.
Điều này có thể do bác sĩ sợ bỏ sót trường hợp viêm phổi với một số dấu hiệu tương tự với viêm phế quản nhưng nguyên nhân có thể là do vi khuẩn. Cả hai bệnh này đều có thể có ho nhiều nhưng viêm phế quản thường đi kèm đau họng nhẹ hoặc sổ mũi. Mặt khác, viêm phổi ngoài triệu chứng ho thường có sốt cao hơn, thở ngắn và đau ngực.
Tình trạng ho có thể kéo dài tới 3 tuần với viêm phế quản, bạn thường sẽ bắt đầu cảm thấy tốt hơn từ ngày thứ 4, 5. Nếu vẫn thấy tồi tệ, bạn nên đi khám. Bác sĩ sẽ nghe phổi để loại trừ viêm phổi. Nếu có bất thường hoặc nếu bạn bị sốt hay mạch đập nhanh, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang ngực để chẩn đoán viêm phổi.
Nếu kết quả cho thấy bạn bị viêm phổi, các thuốc kháng sinh sẽ được kê để điều trị. Nhưng nếu chỉ là viêm phế quản, bạn chỉ cần nghỉ ngơi nhiều, uống nhiều nước, dùng thuốc giảm ho đặc biệt là vào buổi tối.
Áp xe da
Áp xe da là một nhiễm trùng gây đau có mủ trên da bạn. Nhiễm trùng này trông giống như mụn, sưng lên, mưng mủ và cũng gây đau. Nhiễm trùng này có thể gây ra bởi vi khuẩn, phổ biến nhất là staph, gồm MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin) trong một số trường hợp, nhưng chúng thực sự không cần thiết phải dùng đến kháng sinh để điều trị.
Một nghiên cứu của tiến sĩ Jenkin ở Trường Y, ĐH Colorado, Mỹ chỉ ra rằng gần một nửa số trường hợp bị áp xe trong nghiên cứu này có thể được điều trị chỉ bằng dẫn lưu. Tuy nhiên, các bác sĩ đã kê kháng sinh cho gần 75% số trường hợp.
Dấu hiệu cảnh báo: Dẫn lưu có thể gây đau, điều đó giải thích tại sao một số bệnh nhân muốn dùng thuốc thay thế. Bác sĩ sẽ rạch một vết nhỏ ở ổ áp xe và dùng dụng cụ để chọc vỡ bọc mủ bên trong. Sau đó, họ đắp gạc lên áp xe để dịch nhiễm trùng tiếp tục thoát ra ngoài. Như vậy là đủ để điều trị những ổ áp xe đơn giản nhất. Đối với các trường hợp phức tạp hơn, bạn phải cần đến kháng sinh, nhất là khi hệ miễn dịch của bạn đã bị tổn thương do bệnh hoặc ổ áp xe tiếp tục mở rộng khiến cho vùng da xung quanh trở nên đỏ hoặc sưng.
Viêm xoang
Hầu hết mọi người đều trải qua thời gian nghẹt mũi và đau vùng mặt do nhiễm trùng xoang. Căn bệnh này chủ yếu do virus gây ra nhưng lại hay được kê thuốc kháng sinh.
Điều trị xoang ở nhà bằng cách dùng chống viêm để giảm đau, hạ sốt kèm thuốc thông mũi.
Theo Khỏe & Đẹp

Bình luận(0)