Sự thật về thiên nhiên: Rùa ăn xác chết ở sông Hằng

Google News

(Kiến Thức) - Rùa ăn xác người chết ở sông Hằng, mỗi người phải đương đầu với 200 triệu con côn trùng... là những sự thật không tưởng trong thế giới tự nhiên.

Sông Hằng (Ấn Độ) nổi tiếng với tục lệ thủy táng của người theo đạo Hindu, đưa những người thân yêu đã khuất an nghỉ trong làn nước mát. Tuy nhiên, đây lại trở thành món ăn của loài rùa snapping (tên khoa học là Chelydra serpentina).

 Nếu tính trung bình, mỗi người trong chúng ta phải đương đầu với 200 triệu con côn trùng. Quả là không thể tưởng tượng!
Sư tử, voi, báo, trâu, tê giác đều phải chịu trách nhiệm cho nhiều vụ tấn công người gây tử vong, nhưng cộng lại cũng không bằng số vụ do hà mã gây ra.
 Cá mập trắng có thể ngửi được mùi máu từ khoảng cách gần 5km, khiến chúng trở thành loài động vật ăn thịt vô cùng nguy hiểm và đáng sợ đối với cả con người và các loài động vật khác.

Xem clip: Cá mập trắng khổng lồ lao mình đớp mồi ở ngoài khơi bờ biển của vịnh False, Cape Town, Nam Phi


 Nhưng dù sao, chúng cũng không nguy hiểm bằng lũ ong bởi nọc độc của ong hoàn toàn có thể gây chết người cùng cơ hội chạm trán cao hơn với chúng ta.
 Một số loài thằn lằn sừng có thể phun máu từ mắt để phòng ngự, đe dọa đối thủ của mình.
 Hầu hết các đô thị đều phải đối phó với số lượng chuột lớn, nhưng riêng ở Tehran (Iran), người dân phải tìm cách chống lại những con chuột khổng lồ có trọng lượng tới 5kg.
 Răng của hải ly không bao giờ ngừng phát triển. Đó là lý do tại sao chúng luôn phải mài răng bằng cách gặm nhấm mọi thứ để hạn chế răng quá dài.
 Rắn không chỉ bò, trườn trên đất, trên cây mà còn có thể bay được. Rắn bay có thể bay được tới hơn 100m trong không trung.
Mai Anh (theo VN)

Bình luận(0)