Giải mã bí ẩn hiện tượng mưa thiên thạch

Google News

(Kiến Thức) – Vụ thiên thạch rơi ở Nga ngày 15/2 là chủ đề “nóng hổi” trong những ngày gần đây. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu thêm về hiện tượng này.


Thiên thạch là một vật thể tự nhiên bay trong không gian, vũ trụ. Bất cứ một mảnh đá hoặc mảnh sắt vụn nào bay trong không gian đều được coi là một thiên thạch (những mảnh lớn hơn có thể được gọi là tiểu hành tinh).

Khi thiên thạch bay vào bầu khí quyển của Trái đất thì áp suất nén làm thiên thạch nóng lên và phát ra ánh sáng và xuất hiện đuôi thiên thạch hướng từ phía Trái đất đi ra. Nếu những vật thể này cháy hết, nó sẽ được gọi là sao băng.


Thông thường khi thiên thạch di chuyển với vận tốc nhanh và va vào bề mặt của một hành tinh hay tiểu hành tinh thì nó để lại trên bề mặt của hành tinh đó những mảnh vỡ hay những dấu vết về sự va chạm.

Mưa thiên thạch có thể xuất hiện cả ngày lẫn đêm, nhưng ban ngày chúng ta hiếm khi nhìn thấy trừ khi nó đặc biệt sáng như trường hợp vụ rơi thiên thạch tại Nga mới đây.


Sức nóng của ma sát không khí thường làm tan chảy các thiên thạch và chỉ còn tồn tại những mảnh rất nhỏ trước khi hạ cánh xuống bề mặt trái đất.

Trên thế giới, con người đã tìm thấy rất nhiều những nơi mà dấu vết về vụ va chạm thiên thạch để lại. Tính đến nay, trên thế giới đã có hơn 1103 mẫu thiên thạch được phát hiện.

TIN BÀI LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU:

Lưu Thoa (theo Space, Wikipedia)

Bình luận(0)