Thêm muối khi vo gạo: Lợi ích tuyệt vời, ai không biết quá phí

Google News

Vo gạo tuy đơn giản nhưng nếu biết thêm một số mẹo nhỏ này và cho thêm nuối, nồi cơm nhà bạn sẽ thơm ngon đậm vị hơn.

Cho thêm muối vào khi vo gạo có tác dụng gì?

Để nồi cơm thơm ngon, không có sạn công đoạn đầu tiên khi nấu cơm đó chính là vo gạo. Nếu như bình thường, mọi người sẽ chỉ vo sơ qua và sau đó mang đi cắm luôn nhưng bạn hãy thêm một bước nữa đó là cho muối vào. Muối là một trong những gia vị vô cùng quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình, thường được dùng để nấu ăn. Khi vo gạo bạn hãy cho thêm một chút muối vào. Cách làm này sẽ khiến cơm ngon và lâu thiu hơn.

Đáng chú ý, cả những ngày nắng nóng, muối có thể bảo quản được cơm mà không cần phải cho vào tủ lạnh. Bên cạnh đó, khi nấu cơm nguội còn thừa lại từ đêm hôm trước, cho một ít nước muối loãng vào nấu cùng, mùi vị khác lạ sẽ bị loại bỏ ngay lập tức khi cơm chín.

Bạn nên biết, không phải cứ vo gạo càng nhiều, càng kỹ càng tốt. Chà xát mạnh tay và vo gạo nhiều lần sẽ làm mất hết các chất dinh dưỡng trong gạo.

Hạt gạo có chứa vitamin B1 nhưng chủ yếu nó nằm ở bên ngoài hạt gạo nên chú ý không nên vo kỹ quá. Nếu bạn vo quá kỹ, gạo sẽ mất đi một lượng dinh dưỡng đáng kể bao gồm các chất như glucid, lipid, chất khoáng, vitamin B1, B2, B6... Vì thế, khi vo gạo, bạn chỉ cần khoắng nhẹ tay để bụi bẩn và tạp chất lẫn trong gạo trôi ra ngoài là được. Không nên vo gạo quá 3 lần.

Từ xa xưa, nấu cơm bằng nước lạnh là thói quen của rất nhiều người Việt. Khi dùng nước lạnh để nấu cơm sẽ khiến cho hạt gạo bị trương nở, các chất dinh dưỡng theo đó mà tan ra trong nước. Tuy nhiên khi nấu cơm bằng nước nóng, lớp ngoài của hạt gạo sẽ bị co lại, tạo lớp màng bảo vệ hạt gạo không bị nứt vỡ, nên sẽ giữ lại được chất dinh dưỡng. Nấu cơm bằng nước nóng cũng giúp rút ngắn quá trình nấu cơm, khiến cơm chín nhanh hơn. Ngoài ra, cũng giúp tiết kiệm được năng lượng điện tiêu hao trong quá trình nấu cơm.

Ngoài cho thêm muối để cơm ngon hơn, chúng ta có thể cho thêm dấm trắng và dầu mè giúp hạt cơm thơm, mềm dẻo hơn.

Them muoi khi vo gao: Loi ich tuyet voi, ai khong biet qua phi

Vo gạo giúp loại bỏ một số tạp chất và bụi bẩn có trong gạo. Ảnh minh họa.

Những sai lầm khi nấu khiến cơm kém ngon, không phải ai cũng biết

- Thường xuyên vo gạo quá kỹ

Vitamin B1 chủ yếu ở ngoài hạt gạo, nếu vo gạo quá kỹ khi nấu cơm sẽ bị mất đi dưỡng chất. Nhiều người thường có thói quen vo gạo qua 4-5 lần nước đến khi chỉ còn lại nước trắng trong, đó là sai lầm cần tránh.

- Hay đổ ít hoặc quá nhiều nước

Nấu cơm tưởng dễ nhưng không phải ai cũng biết làm đúng cách. Nhiều người khi nấu đổ nước không chính xác có thể dẫn đến cơm bị nhão, khô hoặc cơm không chín đều. Đổ nước sao vừa đủ để ăn cơm vừa dẻo ngon là điều không phải ai cũng làm được. Mỗi loại gạo sẽ phù hợp với lượng nước nhất định. Vì thế, khi mua gạo về cần nấu thử trước, với 500g gạo bạn nên đổ 600ml nước, sau đó thì điều chỉnh dần cho phù hợp.

- Nấu cơm mà hay mở nắp quá thường xuyên

Mở nắp nhiều lần trong quá trình nấu có thể làm giảm nhiệt độ và làm mất hơi nước cần thiết để nấu chín cơm. Hãy chỉ mở nắp khi cần kiểm tra hoặc khi cơm đã chín.

Mẹo hay nấu cơm ngon

- Nên nấu gạo mới sẽ ngon hơn gạo cũ

Nếu không để ý khi đi mua gạo bạn sẽ hay mua phải gạo cũ. Loại gạo mà để lâu mất nhiều chất dinh dưỡng, khi nấu không thơm, mùi vị kém. Trong khi gạo mới lại giàu chất dinh dưỡng, cơm nấu ra mềm, dai và đặc biệt thơm ngon.

- Biết cách ngâm gạo vừa phải trước khi nấu

Sau khi vo gạo, cho một lượng nước vừa đủ với loại gạo sẽ nấu và để ngâm 15 - 30 phút rồi mới bắt đầu cắm điện. Với bất cứ loại gạo nào, việc ngâm gạo trước khi nấu sẽ giúp cơm nhanh chín, tơi xốp mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng.

- Biết cách đong đủ nước nấu cơm

Khi nấu cơm, nếu cho nhiều nước cơm sẽ nát, nếu cho ít nước cơm sẽ khô cứng. Tỉ lệ tốt nhất giữa gạo với nước là 1: 1,2 hoặc 1,5. Để xác định lượng nước tiêu chuẩn, dùng ngón tay trỏ đặt vào phần nước. Mực nước cao hơn gạo khoảng một khớp ngón trỏ là được.

Ngoài ra, khi nấu cơm nên dùng nước sôi thay vì dùng nước lạnh. Nguyên do là nước sôi khiến gạo nhanh chín và dẻo hơn. Việc này vừa giúp rút ngắn thời gian vào bếp vừa làm gạo chín đều và giữ lại chất dinh dưỡng.

- Tuyệt đối không vo gạo quá nhiều lần

Các chuyên gia khuyên chỉ nên vo gạo 1-2 lần là đủ và khi vo không nên chà xát mạnh, chỉ khuấy nhẹ nhàng. Bởi các chất dinh dưỡng của gạo nằm chủ yếu trên bề mặt. Tuy nhiên, nhiều người có thói quen vo gạo nhiều lần sẽ khiến gạo mất đi đến 60% các chất dinh dưỡng cần có.

Theo Trúc Tri/Người đưa tin

>> xem thêm

Bình luận(0)