Đến rước dâu, mẹ vợ nói một câu chú rể ôm mặt khóc

Google News

Vì quá đau đớn, chàng trai rơi nước mắt. Anh cố gắng lấy tay che mặt để che giấu sự nhục nhã của mình, sau đó lại lập tức lau đi hai hàng nước mắt.

Hiện tượng nhà gái "hét giá" sính lễ đã trở thành áp lực đè nặng lên vai nhiều chàng trai Trung Quốc hiện nay. Từ đó, biết bao cuộc tình tan vỡ chỉ vì cái gọi tiền sính lễ này.

Câu chuyện của một chàng trai đến từ Quý Châu (Trung Quốc) dưới đây đã thu hút nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng nước này.

Theo đó, sau khi yêu nhau được 3 năm, cặp đôi quyết định tiến tới hôn nhân, nhà gái "thách cưới" chú rể 58.000 NDT (hơn 207 triệu VND).

Ngày rước dâu, nhà trai vẫn chưa thể chuẩn bị đủ tiền, chú rể chỉ mặc bộ đồ thể thao đơn giản, quấn thêm tấm khăn hỷ màu đỏ để người ta biết mình đang kết hôn. Điều này khiến bố mẹ cô dâu vô cùng tức giận, lập tức tuyên bố hủy bỏ đám cưới.

"Không đủ 58.000 NDT thì đừng có mơ lấy được con gái tôi. Một đồng cũng không được thiếu" - họ nói.

Den ruoc dau, me vo noi mot cau chu re om mat khoc

Chàng trai ôm mặt khóc vì không đủ sính lễ rước dâu.

Trước lời tuyên bố của nhà gái, quá đau đớn, chàng trai bắt đầu khóc nức nở. Anh cố gắng lấy tay che mặt để che giấu sự nhục nhã của mình, sau đó lại lập tức lau đi hai hàng nước mắt.

Dù chứng kiến đáng vẻ tội nghiệp của chú rể nhưng không một ai chạy đến an ủi, để mặc chàng trai đứng chơ vơ một mình.

Sự việc sau khi được chia sẻ được cộng đồng mạng rất quan tâm, nhiều người bày tỏ sự đồng cảm với chú rể và cho rằng dù chàng trai có mang đến đủ tiền sính lễ thì cuộc hôn nhân này chưa chắc sẽ lâu bền.

- "Mối tình này dù có thành thì cũng không được bao lâu, vì chú rể đã gặp phải gia đình vợ không biết điều. Đối với họ, con gái là vật trao đổi để kiếm tiền";

- "Chàng trai khóc là điều không thể tránh khỏi, nhưng anh phải kiên cường lên để không bị những loại người như họ xem thường";

- "Cô dâu có lẽ cũng có mặt nhưng cũng không lên tiếng can thiệp, phải chăng tình cảm 3 năm không quan trọng bằng tiền bạc";

- "Hôn nhân kiểu này chỉ là một cuộc giao dịch. Đôi bên không thể đáp ứng yêu cầu của nhau thì coi như thất bại"....

Gánh nặng sính lễ tại Trung Quốc

Tại nhiều địa phương ở Trung Quốc, tục lệ thách cưới vẫn là một phần không thể thiếu trong quá trình chuẩn bị hôn nhân của các cặp đôi.

Theo kết quả một cuộc khảo sát cho thấy, hơn 70% các đám cưới có đòi hỏi tiền sính lễ. Trong đó, Sơn Đông là địa phương có tỉ lệ này cao nhất với 86,6% đám cưới có "thách" tiền sính lễ, còn Chiết Giang lại đứng đầu cả nước về mức giá sính lễ, ở mức trung bình hơn 200.000 nhân dân tệ/đám cưới (khoảng 700 triệu đồng).

Den ruoc dau, me vo noi mot cau chu re om mat khoc-Hinh-2

Áp lực sính lễ khiến các chàng trai Trung Quốc khó lấy vợ. Ảnh minh hoạ

Mặc dù, giới chức Trung Quốc đã có yêu cầu "chuẩn hóa" nghi thức để giảm thiểu các hủ tục trong cưới hỏi, nhưng vấn nạn "hét giá" sính lễ vẫn còn tồn tại ở nhiều vùng miền của nước này.

Đáng quan ngại, khoản thách cưới quá cao đã khiến không ít gia đình nghèo tại Trung Quốc rơi vào túng quẫn khi chuẩn bị tổ chức hôn lễ.

Đơn cử, tiền sính lễ ở tỉnh Giang Tây dao động từ 120.000 nhân dân tệ (khoảng hơn 420 triệu đồng) cho đến 888.000 nhân dân tệ (khoảng 3,1 tỉ đồng) là mức phải tiết kiệm trong nhiều năm của các gia đình ở vùng nông thôn.

Hoặc nếu chấp nhận vay mượn để có đủ tiền sính lễ, thì sau cưới nhiều gia đình sẽ phải "còng lưng" trả nợ. Vì thế, nhiều nam giới buộc phải từ bỏ mong ước lấy vợ, vì không thể xoay sở để đáp ứng được yêu cầu từ phía gia đình cô dâu.

Trong năm 2021, Bộ Nội vụ Trung Quốc đã chọn một số quận từ 32 thành phố được chỉ định trên khắp đất nước làm "khu vực thí điểm" cải cách đám cưới. Tại những quận này, cộng đồng dân cư được yêu cầu xây dựng các quy tắc riêng để kiểm soát sính lễ và chi phí đám cưới.

Tuy nhiên, theo giới nghiên cứu vùng nông thôn Trung Quốc, mô hình trên sẽ không hiệu quả khi tỉ lệ phụ nữ và nam giới độc thân ở các vùng nông thôn tiếp tục chênh lệch. Thực tế, tỉ lệ giới tính ở khu vực nông thôn nước này vào khoảng 108 nam trên 100 nữ.

"Khi tỉ lệ giới tính vẫn mất cân bằng ở các vùng nông thôn thì khoản sính lễ vẫn còn tồn tại và bị đẩy lên cao", nhà nghiên cứu tại Trường xã hội học thuộc Đại học Vũ Hán Yang Hua nhận định.

Thực tế, giá sính lễ vẫn không ngừng tăng cao tại nhiều địa phương ở Trung Quốc. Chỉ trong khoảng 3 năm gần đây, tại huyện Ninh Thiểm (tỉnh Thiểm Tây), chi phí sính lễ đã tăng từ 76.000 nhân dân tệ (hơn 260 triệu đồng) lên 135.000 nhân dân tệ (hơn 480 triệu đồng).

Để kiểm soát tình trạng "lạm phát" các khoản chi phí đám cưới, một số địa phương của Trung Quốc cũng đã ban hành mức giới hạn cho sính lễ cưới hỏi. Chính quyền huyện Chính Ninh (tỉnh Tam Cúc) đã đưa ra mức giới hạn cho sính lễ cô dâu là 80.000 nhân dân tệ (hơn 280 triệu đồng) đối với các gia đình nông thôn và 60.000 nhân dân tệ (hơn 210 triệu đồng) đối với công chức nhà nước. Dù vậy, giới chức huyện này cho rằng, việc thay đổi là một quá trình lâu dài, phức tạp và không dễ để áp dụng các quy tắc cứng nhắc.

Theo các chuyên gia, tục thách cưới là một trong những rào cản hôn nhân của người trẻ Trung Quốc, kéo theo đó là các hệ lụy tiêu cực về nhân khẩu học. Báo cáo về Hôn nhân và Gia đình Trung Quốc năm 2022 của Viện Nghiên cứu Dân số YuWa cho thấy, số lượng người đăng ký kết hôn lần đầu ở nước này đã giảm gần 50%, từ mức cao nhất 23,58 triệu đăng ký vào năm 2013 xuống còn 12,28 triệu đăng ký vào năm 2020.

Tình trạng này có thể khiến tỉ lệ sinh của Trung Quốc vốn đang thấp kỷ lục tiếp tục giảm hơn nữa trong những năm tới. Và việc tìm lời giải cho bài toán dân số già của Trung Quốc lại thêm nhiều thách thức hơn. 

Theo Như Ca/ Gia đình & Xã hội

>> xem thêm

Bình luận(0)