Nấm độc: Cách nhận biết và sơ cứu khi ăn phải

Google News

(Kiến Thức) - Theo các chuyên gia, tại Việt Nam đã từng xuất hiện nhiều ca bệnh thập tử nhất sinh, thậm chí tử vong do ăn nhầm nấm độc.

Bộ Y tế đã cảnh báo trước
Mới đây, vụ việc 5 người dân ở Thái Nguyên phải nhập viện trong tình trạng hết sức nguy kịch do ăn phải nấm độc một lần nữa là lời cảnh báo cho người dân, nhất là khu vực miền núi phía bắc phải hết sức cẩn trọng trong việc hái nấm và ăn nấm rừng.
Theo PGS.TS Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai cho biết, 5 bệnh nhân ngộ độc đang điều trị tại Trung tâm là những ca ngộ độc nấm đầu tiên trong năm 2014. Tuy nhiên, các ca bệnh thậm tử nhất sinh, thậm chí tử vong do ăn nhầm nấm độc tại Việt Nam không hề hiếm gặp, năm nào cũng xảy ra. Hiện tại, đang là mùa sinh sôi, phát triển của loài nấm nên có thể trong thời gian tới các ca ngộ độc nấm sẽ tăng lên.
Trước sự việc này xảy ra, Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn số 282/ATTP-TT đề nghị các đơn vị phối hợp tuyên truyền về nấm bằng tiếng Dao, Thái, H'mông trên sóng phát thanh tại địa phương, nhằm phổ biến rộng rãi các thông tin phân biệt nấm độc tới người dân để bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng ngừa ngộ độc do nấm độc.
 Hàng nắm xuất hiện không ít các ca ngộ độc nặng vì ăn nhầm nấm độc
Theo đó, Cục ATTP nhận định: “Mùa xuân, thời tiết ấm, ẩm rất thuận lợi cho các loài nấm phát triển. Đây là thời điểm xảy ra các vụ ngộ độc do ăn phải nấm độc tại các tỉnh miền núi phía Bắc và một số khu vực miền núi khác như Tây Nguyên ở nước ta. Đây cũng là khu vực có đông đồng bào các dân tộc sinh sống. Theo thói quen, đồng bào vẫn thường hái lượm nấm để sử dụng trong bữa ăn. Tuy nhiên, do hiểu biết hạn chế, nhiều người đã không phân biệt được nấm độc với nấm lành, nên đã thu hái nhầm nấm độc về sử dụng cho cả gia đình".
Những loại nấm độc nào dễ bị ăn nhầm
Nấm độc tán trắng: đặc điểm nhận dạng là mọc thành từng cụm hoặc đơn chiếc trên mặt đất, thân cây khô mục, trong rừng và một số nơi khác. Mũ nấm màu trắng, bề mặt mũ nhẵn bóng, lúc non đầu tròn hình trứng, mũ nấm đính chặt vào cuống. Khi trưởng thành mũ nấm phẳng với đường kính khoảng 5-10 cm, khi già mép mũ có thể cụp xuống. Phiến nấm màu trắng, cuống màu trắng có vòng dạng màng ở đoạn trên gần sát với mũ. Chân cuống phình dạng củ và có bao gốc hình đài hoa. Thịt nấm rất mềm, màu trắng, mùi thơm dịu nên người dẫn rất dễ nhầm, trong khi độc tố của nó rất cao, có thể gây tử vong.
Nấm độc và nấm ăn được vẫn có những đặc điểm nhận dạn để phân biệt
Nấm mũ khía nâu xám: mọc trên mặt đất trong rừng, nơi có nhiều lá cây mục nát và một số nơi khác. Mũ nấm hình nón, hình chuông, đỉnh nhọn, có các sợi tơ màu vàng, nâu tỏa từ đỉnh mũ xuống mép mũ nấm. Khi già, mép mũ nấm bị xẻ ra thành các tia riêng rẽ, đường kính mũ nấm 2-8 cm. Phiến nấm lúc non màu hơi trắng gắn chặt vào cuống nấm, khi già có màu xám hoặc nâu tách rời khỏi cuống. Cuống nấm màu hơi trắng đến vàng nâu, dài 3-9 cm, không có vòng cuống. Thịt nấm màu trắng.
Nấm ô tán trắng: mọc thành từng cụm hoặc đơn chiếc ven chuồng trâu, chuồng bò, trên bãi cỏ, ruộng ngô và một số nơi khác. Mũ nấm lúc còn non hình bán cầu dài, màu vàng nhạt, có các vảy nhỏ màu nâu nhạt. Khi trưởng thành mũ nấm hình ô hoặc trải phẳng, màu trắng, trên bề mặt mũ nấm có các vảy mỏng màu nâu bẩn, vảy dày dần về đỉnh mũ. Phiến nấm lúc còn non màu trắng, lúc già màu xanh nhạt hoặc xanh xám. Cuống nấm màu tắng hoặc nâu hoặc xám, có vòng ở đoạn trên gần sát với mũ. Chân cuống không phìn dạng củ và không có bao gốc. Thịt nấm màu trắng. Loại nấm này đọc tính thấp, chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa.
Nấm độc trắng hình nón: trông gần giống nấm độc tán trắng, thịt nấm mềm, màu trắng nhưng mùi lại khó chịu. Đây cũng là loài nấm có độc tính cao, dễ gây tử vong.
Cách phân biệt và sơ cứu khi ngộ độc
Phương pháp đơn giản và được ứng dụng nhiều nhất trong thực tế là nhận biết hình thái, so sánh nấm độc và nấm không độc.
Cây nấm có 3 bộ phận: mũ, thân và chân nấm. Ở các loại nấm khác nhau thì hình thái, kết cấu 3 bộ phận đó cũng khác nhau. Màu sắc, mùi vị của nấm cũng rất đa dạng. Trong đó, các loại nấm độc thường có màu sắc sặc sỡ, mùi vị thối, đắng, hắc...
 Khi ăn phải nấm độc cần phải có biện pháp sơ cứu kịp thời
Theo các bác sĩ, ngộ độc nấm rất nguy hiểm vì có thể gây tử vong hoặc nặng thì gây tiêu hủy hồng cầu, bạch cầu, tế bào thần kinh, tế bào gan..., chỉ cần vài nấm độc lẫn trong món ăn cũng có thể gây ngộ độc, thậm chí làm chết người. Do đó, biện pháp phòng tránh ngộ độc nấm trở nên rất quan trọng. Mọi người khi muốn ăn nấm cần tuân theo các nguyên tắc sau đây:
Chỉ ăn nấm khi biết chắc chắn đây là loại nấm ăn được, còn không biết thì tuyệt đối không được ăn. Ở các địa phương miền núi, khi ăn nấm nên hỏi rõ những người có kinh nghiệm để nhận biết nấm độc.
Khi bị ngộ độc nấm việc đầu tiên là phải sơ cứu tại chỗ bằng cách gây nôn. Có thể, lấy ngón tay sạch hoặc lông gà rửa sạch để ngoáy họng cho buồn nôn, nôn cho đến khi ra nước trong mới thôi.
Hoặc có thể uống 20g than hoạt tính (trộn với ít đường trắng cho dễ uống), sau đó chiêu một chén nước sôi để nguội. Than hoạt sẽ hấp phụ chất độc, chuyển vào phân để tống ra ngoài. Nếu không có than hoạt thì mua viên Carbogast hoặc Carbophos 400 mg/viên để uống. Nếu nạn nhân mê man bất tỉnh, cần đưa đi cấp cứu ngay.
Lê Phương

Bình luận(0)