Vào năm Giáp Thìn 1964, một trận lũ lụt lịch sử đã xảy ra, gây thiệt hại thảm khốc cho các tỉnh miền Trung từ Huế đến Bình Định. Thảm họa này được lưu truyền trong dân gian với tên gọi "Đại họa năm Thìn". Trong ảnh là cảnh ngập lụt tại Hội An Quảng Nam - Ảnh: Hiệu ảnh Lệ Anh.Thảm họa lũ lụt này khởi đầu bằng những trận mưa liên tục từ ngày 4 - 10/11/1964. Theo hồi ức của các nhân chứng, lúc đó mưa lớn đến nỗi giữa trưa nhưng trời tối đen, nước trắng trời, tầm nhìn bị giảm.Và nước lũ tràn về rất nhanh. Cuồng nộ chưa từng có, dòng nước chảy ầm ầm như thác, xé toạc nhiều sườn núi, cuốn theo những tảng đá to. Những xóm làng nằm trên dòng chảy của nước lũ hầu như bị xóa sổ hoàn toàn.Trong các địa phương bị lũ lụt tàn phá, tỉnh Quảng Nam bị thiệt hại nặng nhất. Tại vùng đất này, gia súc, gia cầm cũng như các đồ vật... bị cuốn theo dòng nước về tận vùng biển, ùn ứ lại thành một bờ đê.Báo Quảng Nam trích dẫn hồi ký “Dấu ấn thời gian”, đồng chí Phạm Thanh Ba - nguyên Chánh Văn phòng Đặc khu ủy Quảng Đà, có đoạn nói về trận lụt lịch sử này: “Mưa. Trời mưa không ngớt, mỗi ngày càng mưa nặng hạt hơn, kéo dài 9, 10 ngày liền. Nước cuồn cuộn đổ về các sông suối, tràn ngập các xóm làng. Có những thôn chỉ còn thấy thấp thỏm một vài ngọn tre trên mặt nước..."Đại tướng Chu Huy Mân, lúc đó là Tư lệnh Quân khu 5 chứng kiến trận lụt này đã ghi lại những thiệt hại nặng nề của lực lượng vũ trang: “Núi sạt lở từng mảng kéo theo một số buôn làng của đồng bào dân tộc và một số bệnh xá, cơ quan, đơn vị. Riêng bộ đội đã có 70 cán bộ, chiến sĩ bị vùi lấp… Trận lụt đã gây ra nạn đói nghiêm trọng, đe dọa khắp vùng ven biển miền Trung, tác động sâu sắc đến nhiều mặt của cuộc kháng chiến”Mặc dù lũ lụt không phải hiện tượng bất thường ở miền Trung, nhưng trận lụt năm 1964 đã vượt quá xa sức tưởng tượng của người dân địa phương. Sau trận lụt, đời sống nhân dân khó khăn, nhưng với tinh thần kiên cường, không ngại khó khăn, cùng sự tương thân tương ái của đồng bào cả nước, các khu vực bị ảnh hưởng đã nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định xã hội. Ảnh trong bài mang tính chất minh họa. Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel.
Vào năm Giáp Thìn 1964, một trận lũ lụt lịch sử đã xảy ra, gây thiệt hại thảm khốc cho các tỉnh miền Trung từ Huế đến Bình Định. Thảm họa này được lưu truyền trong dân gian với tên gọi "Đại họa năm Thìn". Trong ảnh là cảnh ngập lụt tại Hội An Quảng Nam - Ảnh: Hiệu ảnh Lệ Anh.
Thảm họa lũ lụt này khởi đầu bằng những trận mưa liên tục từ ngày 4 - 10/11/1964. Theo hồi ức của các nhân chứng, lúc đó mưa lớn đến nỗi giữa trưa nhưng trời tối đen, nước trắng trời, tầm nhìn bị giảm.
Và nước lũ tràn về rất nhanh. Cuồng nộ chưa từng có, dòng nước chảy ầm ầm như thác, xé toạc nhiều sườn núi, cuốn theo những tảng đá to. Những xóm làng nằm trên dòng chảy của nước lũ hầu như bị xóa sổ hoàn toàn.
Trong các địa phương bị lũ lụt tàn phá, tỉnh Quảng Nam bị thiệt hại nặng nhất. Tại vùng đất này, gia súc, gia cầm cũng như các đồ vật... bị cuốn theo dòng nước về tận vùng biển, ùn ứ lại thành một bờ đê.
Báo Quảng Nam trích dẫn hồi ký “Dấu ấn thời gian”, đồng chí Phạm Thanh Ba - nguyên Chánh Văn phòng Đặc khu ủy Quảng Đà, có đoạn nói về trận lụt lịch sử này: “Mưa. Trời mưa không ngớt, mỗi ngày càng mưa nặng hạt hơn, kéo dài 9, 10 ngày liền. Nước cuồn cuộn đổ về các sông suối, tràn ngập các xóm làng. Có những thôn chỉ còn thấy thấp thỏm một vài ngọn tre trên mặt nước..."
Đại tướng Chu Huy Mân, lúc đó là Tư lệnh Quân khu 5 chứng kiến trận lụt này đã ghi lại những thiệt hại nặng nề của lực lượng vũ trang: “Núi sạt lở từng mảng kéo theo một số buôn làng của đồng bào dân tộc và một số bệnh xá, cơ quan, đơn vị. Riêng bộ đội đã có 70 cán bộ, chiến sĩ bị vùi lấp… Trận lụt đã gây ra nạn đói nghiêm trọng, đe dọa khắp vùng ven biển miền Trung, tác động sâu sắc đến nhiều mặt của cuộc kháng chiến”
Mặc dù lũ lụt không phải hiện tượng bất thường ở miền Trung, nhưng trận lụt năm 1964 đã vượt quá xa sức tưởng tượng của người dân địa phương. Sau trận lụt, đời sống nhân dân khó khăn, nhưng với tinh thần kiên cường, không ngại khó khăn, cùng sự tương thân tương ái của đồng bào cả nước, các khu vực bị ảnh hưởng đã nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định xã hội. Ảnh trong bài mang tính chất minh họa.
Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel.