Trung Quốc "bẻ khóa" thành công tiêm kích Su-30, Nga nóng mặt?

Google News

Nhờ khả năng sao chép và thiết kế ngược "siêu đẳng" của mình, mọi vũ khí nước ngoài vào tay Quân đội Trung Quốc đều được sửa đổi gần như triệt để.

Không quân và Không quân Hải quân Trung Quốc hiện đang vận hành 76 tiêm kích đa năng Su-30MKK cùng với 24 chiếc Su-30MK2 cải tiến, chưa kể còn hàng trăm chiến đấu cơ Su-27SK cùng với J-11A khác (phiên bản Su-27SK Trung Quốc lắp ráp theo giấy phép).
Khi bán vũ khí ra nước ngoài, Nga đều quy định rất rõ về các loại vũ khí mà chúng mang được gồm những chủng loại nào, phân bổ ra sao trên các giá treo, họ tiến hành cài đặt phần mềm dẫn bắn trong hệ thống điều khiển hỏa lực của máy bay để đảm bảo khách hàng mua vũ khí phải tuân thủ các quy tắc trên.
Sở dĩ Nga làm điều này vì muốn giữ thị phần cho vũ khí của họ, cụ thể là đối tác sẽ khó mà tích hợp các loại bom, tên lửa không phải do Moskva sản xuất lên chiến đấu cơ dòng MiG hay Su, đồng nghĩa với việc sẽ tiếp tục phải mua sản phẩm quốc phòng của Nga.
Trung Quoc
 Tiêm kích Su-30MK2 của Không quân Hải quân Trung Quốc
Tuy nhiên đối với một quốc gia nổi tiếng với khả năng sao chép và thiết kế ngược như Trung Quốc thì dĩ nhiên họ không tuân thủ các quy tắc trên, bởi vì họ muốn tích hợp vũ khí do mình sản xuất lên máy bay Nga.
Nếu tiêm kích Nga thuộc dòng tiêm kích Su-30 hay Su-35 mang được bom và tên lửa do Trung Quốc sản xuất thì sẽ giúp Bắc Kinh tiết kiệm một nguồn ngoại tệ rất lớn, tránh phụ thuộc vào Nga, đồng thời còn tăng cường năng lực chiến đấu cho tiêm kích vì giữ được bí mật tính năng kỹ chiến thuật của vũ khí do mình lắp lên.
Muốn thực hiện điều này, Trung Quốc sẽ phải can thiệp rất sâu vào mã nguồn điều khiển của chiến đấu cơ, thậm chí thay đổi lại một số thành phần linh kiện điện tử, đây là điều được đánh giá vô cùng khó khăn, thậm chí bất khả thi.
Trung Quoc
Tiêm kích Su-30MK2 của Trung Quốc mang tên lửa không đối không PL-12 và PL-8B 
Nhưng khó không có nghĩa là phải bó tay, nhất là khi người Trung Quốc đã chứng tỏ năng lực rất cao của mình trong lĩnh vực điện tử hàng không cũng như "ăn cắp thiết kế" của nước ngoài.
Mới đây báo chí Trung Quốc đã đăng tải hình ảnh một chiếc Su-30MK2 Trung Quốc đeo tên lửa không đối không tầm xa PL-12 và tên lửa tầm ngắn PL-8B thực hiện một chuyến bay huấn luyện tác chiến, cho thấy công đoạn "bẻ khóa" đã hoàn thành.
Đây là một diễn biến cực kỳ nguy hiểm vì chắc chắn Không quân Trung Quốc sẽ thực hiện điều tương tự với những chiếc Su-35SK mới tiếp nhận.
Theo Tùng Dương/Báo Đất Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)